Làm sao mà quên được!

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa vì những người đi Kinh tế mới lúc đó không có điều kiên chụp hình. Có hai điểm mà nhà tôi ở Kinh tế mới khác với nhà trong hình: chiếc ăng ten và chiếc xe đạp.

Hình ảnh chỉ mang tính minh họa vì những người đi Kinh tế mới lúc đó không có điều kiên chụp hình. Có hai điểm mà nhà tôi ở Kinh tế mới khác với nhà trong hình: chiếc ăng ten và chiếc xe đạp.

Nơi tôi không thể quên được ở đây chính là miền đất bazan đỏ quạch, nơi một nửa gia đình tôi đã chuyển đến ở, được gọi với mỹ danh “Vùng kinh tế mới” ở Long Giao, Xuân lộc vào năm 1975. Thường thì vùng đất này đã nhạt nhòa trong ký ức của tôi vì khi ở đó, tôi còn bé lắm, nhưng mỗi năm, vào ngày giỗ Chị Oanh tôi hoặc khi truyền thông ăn mừng ngày 30/4 thì cái màu đỏ của vùng đất ấy và những câu chuyện liên quan lại cựa quậy trỗi dậy, như chưa hề ngủ quên trong ký ức tôi.

Tôi còn nhớ, những ngày tháng Tư năm 1975 đó trong căn nhà nhỏ ở Quận 3, Sài gòn, Má may cho Anh Giang, Anh Tám và tôi ba cái túi, bảo nhét quần áo vào và đeo bên mình, khi nào có chuyện gì thì chui xuống dưới gầm đi văng mà nằm. Chúng tôi cũng thử chui xuống gầm đi văng bụi bặm cùng chiếc túi với niềm thích thú vì các anh chị lớn và thằng Út không có túi như chúng tôi. Có hôm, tự nhiên tôi thấy cay mắt, cổ họng rát bỏng, chị Duyên tôi cũng ho sặc sụa, nước mắt ràn rụa, nhúng nước vội vào tấm khăn rồi úp lên mặt tôi. Đó là lần đầu tiên tôi “nếm” mùi lựu đạn cay do các bên đánh nhau, chạy lạc vào xóm nhỏ của tôi.

Thỉnh thoảng tôi nghe đâu đó một tiếng súng nổ đơn lẻ, chỉ vậy thôi. Rồi một trưa nắng, tôi thấy Chú Nguyên, chồng Dì Út tôi chạy xe đạp đến nhà. Chú vừa từ Bộ Tổng Tham mưu chạy thẳng đến nhà tôi, mình chỉ mặc áo may ô và chiếc quần lính rằn ri. Quăng xe đạp ở cửa, Chú lao vào ôm mặt khóc với Ba Má tôi, miệng lập đi lập lại: “Mất rồi, mất tất cả rồi anh chị ơi!” Rồi chú mượn một bồ đồ của Ba tôi mặc vào để về nhà Chú Dì bên khu Nghĩa Hòa, Ông Tạ.

Hôm sau, khu Bùi Phát trên đường Trương Minh Giảng chỗ gia đình tôi ở có đám ma. Người chết là Cậu Ngãi, nhà cậu ở ngay cổng sau Nhà Thờ Bùi Phát. Nghe nói Cộng sản đã chiếm Tòa Khâm sứ và đuổi Đức Khâm đi, Cậu liền lấy xe honda, chở Cha Andre Vũ Bình Định lên xem hư thực thế nào. Chẳng biết chuyện gì đã xảy ra, chỉ biết Cậu bị bắn chết ngay tại chỗ, còn Cha Định thì bị bắn gãy chân và bị bắt đi Cải tạo ngay.

Mới 5 tuổi, nhưng tôi đã cảm nhận được có điều gì đó đang biến đổi xung quanh mình. Mọi người trong nhà tôi nói chuyện nhỏ giọng hơn. Ông Bà Mười ở ngay con dốc dẫn vào chợ hóa ra là cán bộ nằm vùng. Ông Bà Mô người Nghệ an mới dọn về ở trong nhà Cậu Ngân cũng là cán bộ, họ hay đứng ngó xem các gia đình trong xóm ăn gì, có ai ra vào.

Vài tháng sau thì Nhà nước đổi tiền. Việc này gắn liền với cái chết của cả gia đình Ông Bà Na cách nhà Cậu Ngân mấy căn. Tôi cùng các anh chị leo lên lầu nhà Bác Trị, ngó người ta khiêng 11 xác chết nhà Ông Na ra. Mấy anh tôi bảo cẩn thận chứ tử khí bay ra từ xác chết độc lắm. Tôi la lên bài hãi khi thấy cùi chỏ tay dính mấy vệt vôi mà tôi tưởng là tử khi đã bám vào mình. Ông Na là công chức, mình ông đi làm nuôi cả nhà gồm vợ và chín người con. Giải phóng, Ông thất nghiệp thế là cả nhà đói khát. Nghe nói Ông đã phải muối mặt ăn trộm cám heo của Bà cụ cạnh nhà, nhưng làm sao mà ăn trộm đủ cho cả nhà ăn?

Khi đổi tiền, Nhà nước cũng gom cả mục tiêu đánh tư sản vào đó, vì thế chỉ cho phép mỗi gia đình được đổi một số tiền nhất định, tương ứng với số nhân khẩu trong nhà. Những nhà giàu phải nhờ nhà nghèo như nhà Ông Na đổi tiền giúp. Không may, lúc Ông và anh con trai lớn vừa rời khỏi chỗ đổi tiền thì bị cướp giật, mất sạch số tiền. Ông không làm sao giải thích cho người đã nhờ Ông hiểu được và cũng chẳng còn cách nào để lo cho gia đình. Thế là Ông và anh con trai lớn nấu cháo rồi bỏ thuốc độc vào cho cả nhà ăn, riêng Ông và người con này treo cổ, còn đứa bé đang bú mẹ thì bị lấy búa đập vào đầu vì nó chưa biết ăn cháo!

Căn nhà nhỏ xíu của gia đình chín đứa con của Ba Má tôi đã trở thành chỗ tá túc cho không biết bao nhiêu gia đình người thân bỏ chạy từ các Tỉnh khác vào. Họ không thể ở lại nơi cư trú được vì sự hà khắc của chính quyền mới và lũ lâu la nằm vùng ăn theo ở các tỉnh lẻ áp đặt lên các gia đình Ngụy còn kinh khủng hơn ở Sài gòn. Gia đình tôi cũng kiệt quệ vì phải lo ăn uống cho họ nữa. Có khi Chị Hai tôi phải lo cho mấy đứa em ăn ở ngoài còn để khách tự lo vì gia đình tôi không còn đủ lực nữa.

Giờ thì quay trở lại với Vùng Kinh tế mới (“KTM”). Bà con tôi là người gốc làng quê vùng Nam Định, di cư vào Nam từ năm 1954, sống quây quần quanh Khu hẻm 491 trên đường Trương Minh Giảng. Sau 30/4, dần dần, hết nhà này đến nhà khác bắt đầu đi KTM. Chẳng biết Nhà nước đã làm cách gì mà những người quen sống ở thành thị hai chục năm trời lại chịu bỏ nhà cửa ra đi tới những vùng quê hoang sơ như Tân Uyên, Phương Lâm, Suối Nghệ và Long Giao, v.v… Có nhà may mắn, chỉ đi một nửa như nhà tôi thì còn có ngày để quay về, có những gia đình đứt rễ khỏi Sài gòn thì coi như xong! Dù có về được lại Sài gòn hay không thì ký ức về KTM cũng thật sự cay đắng với người đã nếm trải.

Khi đi KTM, bà con họ hàng tôi lại rủ nhau cùng đến chung một vùng đất nào đó. Phần lớn chúng tôi là gia đình những người có thân nhân đi lính Ngụy. Gia đình tôi đến Long Giao, nơi gần căn cứ Xuân Lộc, nhà tôi là nhà Số 1. Cách một rẫy lớn của một gia đình người Hoa là đến Căn cứ Xuân Lộc cũng là nơi tạm giam tù binh Học tập Cải tạo trước chuyển họ đến nơi giam giữ cuối cùng.

Công bằng mà nói thì đây là vùng đất đẹp, màu mỡ vì là đất núi lửa bazan thích hợp trồng cây công nghiệp. Ba tôi và một số Chú Bác lại khéo tay, họ vần công, dựng lên những ngôi nhà tranh vách nứa rất đẹp và thoáng đãng. Mỗi nhà có một giếng nước có trục quay gàu, có nhà vệ sinh trên hầm tự hoại. Chúng tôi đã mang văn minh Sài gòn về KTM. Vốn liếng bán đồ đạc ở Sài gòn, họ dồn vào căn nhà và mảnh đất nằm đâu đó trên những ngọn đồi phía trước nhà, phần còn lại, mua hạt giống để trồng. Khí hậu nơi đây mát mẻ, sáng sáng thức dậy, ra trước nhà, nhìn lên những ngọn đồi trước mặt xanh ngắt, nhưng lại bị mất ngọn vì sương mù che khuất. Cảnh tượngg y như bức tranh vẽ núi Phú sỹ.

Rất nhanh tâm trạng háo hức làm quen với cuộc sống mới chuyển sang thất vọng. Người thành thị chưa quen với vùng đất mới, chỉ biết trồng đậu và bắp trên thứ đất đúng ra phải trồng tiêu, điều và cafe như những người Hoa đang làm. Thế là đói, người nhà phải tiếp tế gạo và mắm muối lên KTM. Có những hôm người nhà lên tới nơi với khuôn mặt thất thần vì bị du kích tịch thu hết số gạo mang lên tiếp tế vì họ cho đó là buôn lậu!

Nhưng đó chỉ là chuyện nhỏ của cái ăn, có những chuyện khác lớn hơn, đó là chuyện tinh thần. Đi KTM đồng nghĩa với con cái thất học. Chị Duyên tôi học rất giỏi, sau một năm ở KTM, chị nằng nặc đòi về để được đi học tiếp. Chỉ còn lại Ba tôi, Bà Nội và Chị Oanh ở lại. Sau này, Ba và Bà tôi có quay về Sài gòn, còn Chị Oanh tôi thì vĩnh viễn ở lại vùng đất ấy.

Ở vùng đất này, vào thời buổi hỗn quân, hỗn quan, mạng người mỏng manh như ngọn cỏ. Hôm đó, Má tôi mang gạo lên tiếp tế, Chị Oanh đi bán cà chua chưa về. Trời miền quê lại gặp đêm không trăng, mới 6h mà trời đã tối đen như mực. Những người tan lễ chiều ra đi ở phía sau Chị tôi, họ chỉ thấy Chị ngã vật ra nên tưởng Chị trúng gió. Lúc Má chạy ra tới nơi thì Chị nấc lên rồi đi.

Thực ra, lúc ấy có một nhóm mấy chú bộ đội nghênh ngang đi dàn hàng ngang trên đường theo hướng ngược chiều với Chị. Bất ngời, có một  chiếc xe chuyên dùng chở nứa với một con dao đặc biệt có hình dáng giống lưỡi liềm gọi là câu liêm, đi ngang qua. Tài xế phải lách mấy chú lính vừa từ rừng ra, chưa biết gì về Luật giao thông, chiếc câu liêm trên thùng xe được buộc không chặt, đã rớt trúng đầu Chị tôi.  Chị tôi đi lúc mới 14 tuổi. Khi lên Thiên đàng, nếu có ai hỏi sao lại lên đây, chắc Chị sẽ ngắc ngứ không biết trả lời thế nào, nhất định không phải là vì tai nạn giao thông rồi vì chiếc xe nào có tông trúng chị!

Cái chết của Chị tôi thuộc vào loại lãng xẹt, nhưng cái chết của Cô họ tôi thì dứt khoát phải gọi là oan khuất. Cô Oanh đẹp lắm. Sống ở KTM nhưng Cô không đi làm rẫy mà đi buôn mủ cao su. Ngày ấy, ngoài trừ Nhà nước ra, còn lại ai buôn bán bất cứ thứ gì cũng đều là buôn lậu tất. Bình thường thì Công an cùng Du kích Ấp và Xã đều là chỗ quen biết với Cô. Ấy thế mà hôm đó, Cô bị cính những người này bắt lúc gần trưa, rồi chiều tối họ kêu Ông lên nhận xác Cô về vì Cô đã tự tử chết ở trong đồn Công an. Thế ra, cái mốt vào đồn tự tử không phải bây giờ mới có. Có điều viên thuốc Cô uống (hay bị uống) vẫn còn nằm ở cuống họng, còn khi tắm rửa, khâm liệm cho Cô thì người thân nhận ra rất rõ dấu hiệu Cô đã bị cưỡng hiếp.

Tôi rất sợ vùng đất này mỗi lúc chiều buông vì khi đó không khí sặc mùi ảm đạm, chết chóc. Trời sụp tối cũng là lúc hàng đoàn xe quân sự GMC phủ bạt kín mít chở tù cải tạo chạy rầm rập ngang qua nhà tôi. Giai đoạn đó, xe chở tù chạy suốt đêm, chúng tôi gọi đó là xe bịt bùng và lúc nào cũng nghĩ rằng có một người thân, không bạn bè thì cũng là bà con của mình trong những chiếc xe đó.

Ban ngày, có một số người tù cải tạo được đưa ra ngoài lao động, có khi Ba tôi gặp được người quen, mừng lắm. Mừng nhưng chỉ dám đưa mắt nhìn rồi khẽ gật đầu chứ không dám chào. Sau đó mới báo về Sài gòn cho vợ con người đó biết họ đang ở Trại Long Giao. Đó cũng chính là điều mà ánh mắt người tù đã ngầm muốn Ba tôi báo lại vì không phải gia đình ai cũng biết chồng mình bị nhốt ở đâu.

Ở đây, khi di làm rẫy trên đồi, gia đình tôi quen với Chú Tuân, một phi công VNCH, người Huế trốn cải tạo. Tôi chẳng biết hoàn cảnh Chú ra sao, chỉ thấy Chú sống với Mẹ già và ba cậu con trai ngay tại căn lều lớn trên đồi. Quần áo bốn cha con lúc nào cũng đỏ quạch vì bụi đất bazan. Lâu lâu, Chú cho lũ con xuống đồi, vào chợ cách đó khoảng 20km. Đứng trên đồi, nhìn hình ảnh bốn cha con xếp hàng, cao trước thấp sau, cô độc đi trên lối mòn lẫn trong đám cỏ tranh cao gần lút đầu thằng Út, thấy cuộc sống của họ dường như không có lối thoát.

Chú Tuân là người cực giỏi, nhưng đám con thì hoàn toàn thất học, tôi chẳng hiểu sao Chú lại không dạy bọn nó học. Ba tôi nói Chú cho rằng tụi nó có học rồi cũng thế mà thôi! Tôi vẫn nhớ câu chuyện tiếu lâm Chú kể cho Ba tôi nghe lúc đụt mưa trong căn lều. Chú dạy Anh văn cho một nhóm các nhà Sư, tới động từ “to sleep” nghĩa là đi ngủ, chẳng hiểu sao, không ai học đựơc cả. Tức quá, Chú quát ầm lên: “Tất cả đọc theo tôi: tuột xì líp là ngủ”, ấy thế mà tới đây thì mọi người học được.

Chú chỉ có Ba tôi là bạn, nên rất quý “Anh Hoan”. Từ ngày Ba tôi về Sài gòn thì mất liên lạc với Chú. Tôi mong lắm Chú ở đâu đó, đọc được những dòng này thì nhớ đến ngày xưa ấy. Điều đó cũng có nghĩa là các con Chú đã được đi học lại và Chú không còn phải sống cách ly với xã hội nữa.

Chuyện Long Giao còn dài lắm, nhưng rồi cũng tới lúc Ba và Bà tôi cũng quay về lại Sài gòn để gia đình không còn phải sống cảnh “một chốn đôi quê” nữa. Về lại Sài gòn, Ba tôi còng lưng trên chiếc xích lô mướn cho tới ngày Ông bị tai nạn, phải bỏ nghề. Thế đó nên trong lý lịch của tôi, phần nghề nghiệp của Cha được ghi: – trước 1975: lính Ngụy, – sau 1975: làm rẫy, đạp xích lô và mất sức lao động.

Thế là vẫn còn may so với những gia đình khác không còn lối về lại Sài gòn. Tôi có người Dì họ, tên Loan, Chú Long chồng Dì đi KTM ở Tân Uyên, giẫm phải mìn, Chú chết không toàn thây. Dì được chồng cưng chiều, khi Chú mất, nỗi bất hạnh của Dì dường như lớn hơn những người vợ khác gấp bội phần. Dì như ngây dại, gặp ai cũng đấm ngực than: “Chồng em chết đi, để lại cho em một nách mười đứa con! Hột xoàn, vàng bạc để trong nhà băng mất hết rồi”

Mười đứa con của Chú Dì, đứa thì bán vé số, đứa làm thầy bói, đứa làm thợ hồ, có vài đứa làm công nhân may. Ừ, thì bao nhiêu người cũng như gia đình Chú Dì cũng mất sạch tiền trong nhà băng dù chủ nhà băng không hề giựt tiền của họ. Tôi chẳng biết Chú làm sao nhắm mắt được. Nhưng dẫu vậy, gia đình Chú vẫn còn hơn gia đình Ông bà Na.

Tôi viết ra những dòng này khi mà mấy hôm nay, trên mạng ảo đang sôi sục kêu gọi hòa giải. Và đương nhiên lời kêu gọi phần lớn là từ “Bên Thắng cuộc”, thế nên lời kêu gọi này có chút gì đó có vẻ kẻ cả, ban ơn. Với tôi, tôi chẳng để tâm lắm tới lời kêu gọi này vì tôi chẳng có gì bất hòa với những người thuộc bên thắng cuộc dù xuất phát điểm vào đời, các bạn đó có nhiều lợi thế hơn tôi.

Tôi chỉ lấy làm phiền khi có một số lời kêu gọi có hàm ý nhắn nhủ “hãy quên đi, cái gì qua rồi thì cho nó qua”. Tôi đã mượn lời của ai đó để trả lời: “Forgive but not forget”. Không quên những bất công trong quá khứ đó chính là quyền mà không ai có thể tước được của tôi và những người đồng cảnh ngộ. Hãy bắt đầu hòa giải bằng cách nhìn nhận những sai lầm đã phạm trong quá khứ. Khi nhận thấy thành ý từ bạn, tự khắc phía đối diện sẽ bày tỏ thiện ý để đáp lại.

Xin gửi lại đây bài thơ của một cựu tù tại Trại Cải tạo Long giao để đánh dấu một vùng đất, nơi một số người và gia đình tôi đã đặt chân đến ngoài ý muốn của mình.

MƯA BUỒN LONG GIAO 

Tác giả: Hà Thượng Nhân
kỷ niệm những ngày ở trại tù Long Giao 1975
Trời có điều chi buồn
Mà trời mưa mãi thế
Cây cỏ có chi buồn
Mà cỏ cây đẫm lệ
Mà cỏ cây lệ tuôn?
Anh nhớ em từng phút
Anh thương con từng giây
Chim nào không có cánh
Cánh nào không thèm bay
Người nào không có lòng
Lòng nào không ngất ngây
Gửi làm sao nỗi nhớ
Trao làm sao niềm thương
Nhớ thương như trời đất
Trời đất cũng vô thường
Ngày xưa chim hồng hộc
Vượt chín tầng mây cao
Ngày xưa khắp năm châu
Bước chân coi nhỏ hẹp
Bây giờ giữa Long Giao
Ngồi nghe mưa sùi sụt
Cuộc đời như chiêm bao
Có hay không nẻo cụt?
Anh châm điếu thuốc lào
Mình say, mình say sao?
—————————————–
Bài đăng trên Quê Choa ngày 29/4/2014

102 thoughts on “Làm sao mà quên được!

  1. Chạy vô ôm chị thật chặt nè. Vì gia đình em cũng đã từng bị lừa đi KTM (trong lúc Bố em bị bắt đi cải tạo) mà. Gia đình bên Ngoại em cũng có 3 người bỏ xác lại KTM đó chị. hic …hic …

    Đọc những gì chị viết, cứ như chị viết cho nhà Ngoại em vậy á. Lúc đó em bé tí teo, mới sanh ra, nên đâu có biết chi nhiều đâu à.

    hugssssssssss

  2. Đọc xong bài viết mà nỗi buồn theo đuổi suốt từ sáng tới giờ, dù ký ức tuổi thơ không nhiều và trãi nghiệm đau thương mất mát của riêng tui không thể sánh với UV hay những gia đình khác tại SGN thời điểm đó. Trách sao lòng tin không còn?!?

    • Dạ, hồi năm 1999, SUV ra HN làm việc luôn ở ngoài ấy. Có về thăm quê hai lần, nhưng chẳng cảm thấy thân thuộc lắm vì những người cật ruột đã vào hết trong Nam rồi chị ạ.

  3. Pingback: Làm sao mà quên được! | Hahien's Blog

  4. họ đã đánh cắp nhiều thế hệ sau đó bằng sơ yếu lí lịch,bằng đấu tranh giai cấp,loại bỏ những người tài năng bằng chủ thuyết ” hồng hơn chuyên” (!) sau khi đã đánh cắp của cải tài sản và tống vào tù người VNCH
    Tôi cũng 5 tuổi thì ba bị bắt cải tạo,5 tuổi nhưng tôi lờ mờ nhận xét đám người cộng sản này vừa đói rách( nhất là bộ răng hô kinh tởm,đối lập với cán bộ VNCH là những người uyên bác,lịch lãm),vừa ngu dốt,,thấy cái gì cũng nhìn, lạ lẫm như người trên sao hỏa xuống
    Vấn đề hậu chiến họ thi cử bằng lí lịch,nên hôm nay thế hệ lãnh đạo của họ không có tài năng,kinh tế nhà nước này sẽ đi đến sụp đổ

  5. Ta cứ tưởng mổi năm già một tuổi
    Chuyện ngày xưa sẽ theo bụi bên đường
    Chuyện quá khứ sẽ chẳng còn vương vấn
    Tháng Tư buồn cũng chẳng thể buồn hơn

    Nhưng em ạ, như một phần da thịt
    Cứ tháng Tư, hồn bổng nhớ gì đâu
    Những hình ảnh, như cuốn phim quay chậm
    Nước mắt nào xóa hết được niềm đau

    Cứ chợt thấy bố trầm ngâm im lặng
    Mẹ buồn hiu lật từng tấm hình xưa
    Em thút thít mắt đỏ hoe xưng húp
    Mới hiểu rằng quá khứ vẫn mập mờ

    Trời tháng Tư sao bổng nhiên trở lạnh
    Mưa rì rào và gió buốt thật đau
    Chắc có lẻ khi không còn hơi thở
    Tháng Tư buồn mới vĩnh viễn chôn sâu

  6. Pingback: Tin thứ Tư, 30-04-2014 | DÂN QUYỀN

  7. Kinh tế mới là một công cụ để trả thù dân miền Nam, đặc biệt dân Sài gòn, trong những gia đình đã có cha, mẹ, anh chị em đi học tập. Mình là kẻ thua cuộc, bọn nó thắng nên muốn hiếp dâm chúng ta cách nào lại chẳng được? Chúng ta may mắn đã thoát chết, và giờ đây cùng nhớ lại những quãng đời khốn nạn nhất. Hãy nói cho con cháu chúng ta biết các qúa khứ tan thương đó để chúng không bị CS lừa dối.

  8. Cứ tưởng O gửi đăng trên blog anh HIệu Minh nên ra vô chờ mãi.
    Những ký ức đau buồn O ạ,và là vết thương trong tim không thể nào quên. Quên làm sao được, chỉ có cất trong một góc tâm hồn mà sồng vì dù sao cũng vẫn phải sống mà thôi. NHớ mãi nguyên nhân ra đi oan nghiệt của chị Sáu.
    Những người dễ nói lời quên, ra rả người khác phải quên vì có thể họ không bị đau đớn, thất vọng như thế hoặc họ không đủ cảm thông và thấu hiểu về thế giới tâm hồn con người mà thôi. Và những lời của họ chỉ làm người khác thêm buồn, thêm đau…
    Nói yêu thương thì dễ lắm, nhưng nhìn hành động của những kẻ kêu gào yêu thương đó thì thấy rõ: làm điều yêu thương rất khó.
    Tui ngạc nhiên khi thấy có kẻ kêu gọi yêu thương nhưng lại tỏ ra bất cần và trịch thượng vô cùng.
    Đó mà là yêu thương ư? đó là những cái đầu rỗng và trái tim lạnh.

    Chia sẻ với O tất cả những gì O và gia đình đã trải qua, và những nỗ lực vươn lên không mệt mỏi.

  9. Thường thì những khi nhớ về quá khứ, con người ta thường gợi lại những hoài niệm vui tươi đẹp đẽ, chẳng ai muốn lưu giữ những ký ức đau buồn chi cho hại não. Nhưng cái mà ta muốn quên lại là cái mà chính thể này không thể quên; bám vào hào quang chiến thắng năm xưa, họ cố tình khai thác triệt để những chiến tích vẻ vang, giày xéo lên lòng tự trọng và niềm kiêu hãnh của người miền Nam. Họ càng tuyên truyền vinh danh chiến thắng năm xưa, Ly chỉ càng nghe can tràng xưa ngọ nguậy.

    Những kẻ bị vây hãm trong ngục tù u tối vô minh, nhưng lại tưởng mình là ngọn hải đăng dẫn lối; đó là bi kịch của những kẻ hiện đang cầm quyền ở Việt Nam, và nó ảnh hưởng đến căn phần của những người dân, khiến họ như bị tù đày trên chính quê hương bản quán của mình.

    Nhắc kể lại những đau buồn xưa, không để nung nấu lửa hờn căm, mà để khẳng định phẩm cách của mình: qua bao đọa đày khổ ải, ta vẫn còn đây!

  10. Một hoài niệm buồn về ngày 30 tháng 4. Nhiều khi muốn quên đi mà sống cũng thật khó phải không em?
    Một bài viết thật cảm động.

  11. Quá khứ là cái gánh quá nặng không dễ rũ bỏ.

    Vứt mẹ nó chính quyền đi.

    Cũng chẳng cần kêu gọi hòa giải với hòa hợp, nghe to tát quá. Người Việt mình quí nhau và cư xử tốt với nhau là được 🙂

    • Đồng ý với Xôi nhưng thêm chút chút:
      Người Việt mình vẫn quý nhau và cư xử tốt với nhau đấy thôi Xôi Thịt, có thế mới qua được bao cơ cực, gian truân chứ.
      Nhưng cái chính là ở chỗ hình như biến những đòi hỏi của người dân với chính quyền thành chuyện bất đồng của dân với dân, Chính quyền đâu có đồng nghĩa với dân tộc. Những gì người dân đòi hỏi ở chính quyền thì chính quyền phải xử lý chứ ?
      Người dân với nhau theo tui hiểu thì đâu có thù oán gì to lớn, mọi người sống với nhau bình thường đó thôi. HỌ đâu có cần hòa giải hay hòa hợp.
      Kể cả nếu người dân có conflict với nhau đi nữa thì chính quyền phải là người trung gian gắn kết chứ không phải là đổ tội cho dân được.

  12. Uyển Vi thân mến: Mình chờ mãi bài của Uyển Vi ở bên bác HM, không thầy lên bò qua đây kiếm xem có không. Hồi đó mình cũng ở Saigon (bên Bà Chiểu), và mình cũng có dịp đến gần vùng KTM của Uyền Vi để thăm nuôi một người bạn và ông cậu ruột học tập ở trại Long Giao. Người bạn của mình sau khi ra trại cải tạo đã vượt biên băng đường biển và nằm yên trong lòng biển rồi. Xin chia sẻ với Uyển Vi những nỗi nhọc nhằn đã qua và chúc mừng Uyển Vi đã vượt lên được tất cả. Thân mến.

    • Cám ơn chị, bài của em thật quá nên thiếu tính “xây dựng”, ở bên blog mở còm như HM sẽ khó cho chủ Blog. Vùng đất đỏ đó khó quên lắm chị ạ. Hơn 20 năm rồi, em chưa về lại đó.

  13. Pingback: 20140430. BÀN VỀ TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM | Ngothebinh's Blog

  14. Mấy triệu người Việt đã chết trong cuộc chiến tranh vừa qua để hôm nay được “bầy sâu” “ăn của dân không từ thứ gì”. Linh hồn những người đã ngã xuống liệu có được an nghỉ khi nhìn lại thực trạng đất nước này?
    Ai phải trả lời câu hỏi này?

  15. Pingback: DDXHDS Điểm Tin thứ Tư, 30-04-2014 | doithoaionline

  16. Pingback: ***TIN NGÀY 30/4/2014 -Thứ Tư. « PHẠM TÂY SƠN

  17. Pingback: LÀM SAO MÀ QUÊN ĐƯỢC ! (Người Sài Gòn) | Ngoclinhvugia's Blog

  18. Pingback: NHẬT BÁO DÂN QUYỀN : TIN THỨ TƯ 30-4-2014 | Ngoclinhvugia's Blog

  19. Có chi tiết SUV sửa lại cho rõ hơn: chị Sáu và cô Oanh. Ở phần đầu là nhắc đến ngày giỗ chị Oanh của SUV, phần sau là chị Sáu mất và người cô họ tên Oanh.

  20. Thấy Vy im ắng quá nên mình vô đây để hỏi thăm Vy có khoẻ không. Nhân đây cũng cho Vy biết bữa qua mình đọc mấy bài của đăng trên blog của Vy tới khuya luôn, và cám ơn Vy về những bài viết rất sâu lắng và cảm động. Mình vẩn xử dụng internet nhưng bây giờ mới thầy biết ơn những nguời đã sáng tạo ra internet và cách làm blog để các cá nhân có phương tiện trải lòng. Quan điểm của mình là nỗi lòng nào, quan điểm nào cũng cần đuọc trân trọng. Tuy nhiên nhiều chủ blog lại nghĩ khác. Do đó, có một blog riêng để bày tỏ quan điểm, chia sẻ ý nghĩ như của Vy là rất tốt. Mình thì chưa có điều kiện như Vy, nhưng bây giờ bắt đầu nghĩ đến việc có một trang blog riêng để không phải “lụy” ai cả. Nghĩ vậy nhưng chưa biết bao giờ mới có thì giờ. Mong Vy được bình an.

    • Biết chị Ngự Bình bỏ giờ đọc những dòng linh tinh của mình, em vui lắm. Em rất thích cách lập luận vững chắc của chị và đang cố học theo đây. Có được cái Blog này, em rất chi là cảm kích Bác Ly và O Hà Linh. Người thì bảo em viết blog đi, người thì nghe vậy liền làm ngay cho em cái blog. Em chỉ việc bỏ bài vào thôi chị ạ. Em ủng hộ ý kiến “sắm nhà” của chị, để em xem có cách nào “làm” nhà nhanh nhanh cho chị nhé 🙂

    • Em ủng hộ chị Ngự Bình có blog riêng. Em nghĩ chị có blog riêng thì sẽ thú vị lắm đó và bạn đọc học được nhiều điều hay vì comment của chị bao giờ cũng gắn giữa khoa học và thực tiễn, và thực tế thì rất trung thực, chân thành.
      Làm blog thì rất nhanh chị ạ, thời gian viết và cập nhật blog có lẽ cũng chỉ tương đương với thời gian chị đọc và comment ở các blog khác như hiện giờ thôi.
      O Vy chắc chắn là sẵn lòng, và em cũng rất vui nếu chị thực sự muốn có ” một cõi đi về” để chia sẻ tâm tư của mình thì chúng em sẽ tạo cho chị một ngôi nhà trên thế giới ảo này.

      Phải không O Vy?

  21. Long Giao đi dễ khó về,
    Khi đi áo ấm khi về áo quan
    Đó là hai câu thơ không biết của ai mà chúng tôi là những trại viên ở đó lưu truyền trong trại như một lời nhắc nhở mà bảo toàn sức khỏe cho qua những ngày tháng đoạn trường. Hôm nay đọc bài cua UV tôi bổng nhớ lại cái vùng đất đỏ đặc quánh đeo dính vào đôi dép nhựa mổi khi mưa xuống. Vùng đất mà gần suốt năm phải ăn cái thứ gạo mốc đâu đó từ trên mật khu, đến nổi khi đem vo, phải mất cả 10 phút để gạn cho hết cả đống dòi trươc khi đem nấu. Và chỉ sau vài tháng, nhiều trại viên ngủ dậy bổng trở thành bại liệt.
    Khi ốm đau, ngoài vài viên xuyên tâm lien, còn ngoài ra là … khắc phục. Lại nhớ đến những viên thuốc trụ sinh ảo mang tên AKAMICINE, KAFUMICINE để đùa với nhau.
    Nhớ và đau xót cho anh Thịnh, một ngươi bị tuyên án tử hình chỉ vì bị phát giác đã gởi thư chui qua những bà con quanh xóm khi đi lao động ở ngoài. Thư gởi về cho vợ ở SG, than phiền cuộc song trong trại và nuôi ý định trón trại và vượt biên. Phiên tòa được tổ chức ngay trong trại mà quan tòa và công tố đều là các SQ thuộc QK7. Vừa tuyên án tử hình là vệ binh nhảy tới bịt miệng rồi lôi ra phía sau chỉ cách hơn 10 mét là bắn. Chỉ chưa đầy một phút làm cả mấy ngàn trại viên bàng hoàng khi đuuợc đưa lên hội truowfg ngồi nghe trực tiếp truyền thanh việc xét xử. Một chi tiết cũng nên được ghi nhận là vào sang sớm vào ngày xét xử, một chiếc xe lam đã chở vào một chiếc quan tài. Khi đi ngang con đường trước trại, chúng tôi e là có ngươi trong bệnh xá vưa chết đêm qua. Té ra không phải. Đó là món quà cuối cùng mà Cách Mạng đã dành cho anh Thịnh, sau khi qua đời. CM cũng có tình đó chớ.

    • Vậy là Bác cũng đã từng ở Trại Long Giao. Vùng đất này rất khó quên nếu đã từng tới một lần: mùa hè bụi đỏ bay mù, mùa mưa đất dính bết vào giày dép, đi đâu cũng phải cầm cây thép để gạt đất dính bết ở đế dép. SUV có đôi dép lốp để đi.

      Đi làm trên đồi thường nhặt được đầu đạn, đạn găm cả vào những tảng đá trên đồi. Dấu ấn của chiến tranh có thể gặp cả trên mặt đường lõm xuống vì vết xích xe tăng. Thương cho Bác Thịnh quá!

  22. Mình đọc bài này trên Quechoa. Không ngờ là bài viết của SUV. Rất ngưỡng mộ. Gia đình mình cũng thấm đẫm nổi đau trong gia đoạn này. SUV còn nói ra được, mình thì không. Nên đau lắm. Đừng ai bắt tui phải quên.

    • Đọc rồi, thấy thương cho Dã Quỳ và gia đình quá. Chị rất kính phục Bố của DQ. Bên Công giáo có Đức TGM Nguyễn Văn Thuận cũng bị bắt tù đày rất lâu. Sau này, Giáo hội hay nêu gương Ngài vì trong suốt những năm tháng bị giam cầm, Ngài vẫn không bị bạo quyền khuất phục, vẫn vui sống và cầu nguyện. Trong một chừng mực nào đó, những tù nhân như Đức TGM Thuận và Bố của Dã Quỳ nên được xem là Thánh nhân.

      • Cám ơn chị UV. Bố em bảo: Bố không phải là Thánh Nhân, nhưng có những sự thật, không thể nào bị ai bóp nát hay bẻ cong được.

        Ngày trước, khi Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận còn sinh tiền, em có gặp Ngài, Ngài vẫn luôn kể chuyện ngày xưa Ngài bị đày ngoài Bắc đó chi. Nhưng Ngài kể với giọng đầy tha thứ và yêu thương chị à!

  23. Pingback: Làm sao mà quên được! | CHÂU XUÂN NGUYỄN

  24. Thật uất nghẹn, uất nghẹn…!!
    Em đọc bài từ đầu hôm mà tới giờ mới còm được. Đọc xong một ý thì lại trầm ngâm miên man, miên man đến nỗi `bí còm´ luôn. Từ nhà ông Na, chuyện “buôn lậu” gạo, dì Oanh… cho tới bác Thịnh bị “bức tử” hình… Ôi… Bọn khốn này, tội lút kiếp…

    Uất nghẹn quá!

    Các chú các chị đừng có hòa giải hòa tấu gì với bọn khốn đó, chúng lừa đấy.
    Bọn chúng là bên thắng, mắc mớ gì chủ động nghị hòa, trừ phi có lợi cho chúng.
    Thời bít cửa, cộng sản và đám đảng viên, đảng trưởng đều tự kỷ ám thị rằng chúng là

    • Chị không còn cảm giác đó đâu. Chỉ là có nhu cầu viết ra để sau này đừng có ai nói rằng đây là những điều bịa đặt. Thì đó, một lãnh đạo Iran, trong lúc giận lên, đã nói rằng Israel dựng nên chuyện người Đức diệt chủng Do Thái. Bổn phận của chúng ta là không cho phép ai nói rằng những điều này chưa từng xảy ra.

  25. Lúc mình còn nhỏ, mình chỉ biết nhà mình nghèo và đông con. Dần dà lớn 1 chút thì biết là nhà mình thuộc loại lí lịch có vấn đề. Nhưng tuyệt nhiên bố mẹ mình chẳng bao giờ hé răng nói 1 lời nào về gia thế các cụ, ông bà nội, ngoại của mình cả.
    Mãi sau này mình mới biết ông nội mình khi làm tri phủ ở tỉnh Nam định đã ngấm ngầm giúp đỡ Việt minh, cứu nhiều ông VM thoát ra khỏi nhà tù TD Pháp như ông Đặng Việt Châu, sau là BT Bộ Ngoại thương, ông Đặng Châu Tuệ sau là CT UBNDKC tỉnh Nam định….Vì thế ông ĐCTuệ đã mời ông mình ra làm Chánh Tòa tỉnh Nam Định khi VM nắm đc chính quyền.
    Nhưng ông mình lấy lí do sức khỏe đã từ chối, xin về quê ở Nghệ an, mặc dù ông mình có nhà ở HN, sau Bộ Ngoại Giao đề nghị hiến làm ĐSQ CHDC Đức (lúc ấy không ai dám cưỡng lại).
    Về làng ông mình đã bị xử bắn vì là quan lại, địa chủ, nợ máu….
    Rất may sau này ông Đặng Châu Tuệ, lúc đó là chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đã viết giấy chứng nhận cho gia đình mình nên bọn mình đều đc đi học đại học.
    Bố mình cũng đi kháng chiến, đc thưởng Huân chương KC hạng 3.
    Sau CM thì nhà mình mất sạch nhà cửa ở quê, hàng dãy phố ở Vinh do tiêu thổ kháng chiến ủng hộ VM, nhà ở HN và bố mẹ mình phải bươn chải, khốn khó để nuôi bọn mình khôn lớn.
    Cũng may là bọn mình có thể nói là không hề biết gì về gốc gác của gia đình, mãi gần đây mọi người mới về thăm quê cha đất tổ, xây lại nhà thờ dòng họ…
    Cho nên nỗi đau của gia đình mình nó đc thời gian làm mờ đi, không hiện hữu thường trực như của Su.
    Mình nghĩ rất nhiều người dân VN, cả hai phía đều có những nỗi đau, mà họ đều là nạn nhân Su ạ.
    Chỉ có thời gian mới làm nó bớt đi để mà sống và vươn lên và có hạnh phúc.
    Chúc Su an nhiên.

    • SUV nhớ là có gặp titihanoi bên nhà o Hà Linh thì phải. SUV cũng nhĩ giống Chị rằng người dân VN, cả hai phía đều có những nỗi đau. Chỉ cần mọi người nhận ra chân tướng kẻ thủ ác và đừng để những tội ác bị che giấu thì mọi người sẽ nhớ bài học và không để nó xảy ra lần nữa.

      SUV cũng mong lắm sự an nhiên trong tâm hồn như lời Chị cầu chúc. Chị cũng thế nhé.

  26. Chào Saigonese ! Mỗi khi đến ngay 30/4 lại gợi cho bạn những kỉ niệm thật buồn phải không ? Thành thật chia sẻ cùng bạn mặc dù biết rằng mọi lời nói chẳng làm dịu đi những nỗi đau thương mất mát . Cầu cho thời gian sẽ làm mọi vết thương liền sẹo .
    Trong gần 40 năm qua người ta cố định nghĩa ngày 30/4 là ngày gì cho chính xác . GPMN – TNĐN không thể đúng bởi đã mang từ ” giải phóng ” có nghĩa sẽ đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn , nhân văn hơn cho bên được ” giải phóng ” . TNĐN chưa hẳn đúng vì HS đã rơi vào tay TC . Ngày chiến thắng ? Ai chiến thắng ai ? Ác thắng hay Thiện thắng ?
    Với tôi một kẻ sinh ra và lớn lên tại HN nhìn hiện tại và quá khứ , nhìn xu thế phát triển của TG và thời đại , nhìn bản thân và xung quanh thì Ngày 30/4/75 là ngày con Thiên nga non bị nhiều thế lực ép chết yểu !
    Chúc bạn vui trong những ngày nghỉ .

    • Lẽ ra, năm nay SUV sẽ chẳng nói gì về đề tài này, nhưng khi “người ta” hô hào hòa giải với giọng kẻ cả, ban ơn rất trịch thượng thì SUV thấy cần phải nói ra cho những kẻ ban ơn ấy biết rằng họ không cần phải giả nhân giả nghĩa như vậy. Cứ sống tử tế với nhau là tốt lắm rồi, nhưng điều đó dường như quá khó đối với họ!

      Cuối tuần vui vẻ nhé Bác.

      • Nhìn và cảm nhận từ thực tế cuộc sống , trong những năm tháng qua , tôi vẫn luôn tự hỏi : Tại sao các bạn không lập một trang blog riêng để nói cảm nhận của mỗi người về cuộc sống trước và sau 30/4 ? Có thể làm vợi đi những đau thương quá khứ , cùng nhau chia sẻ những buồn vui hiện tại và điều quan trọng là để cho tất cả hiểu và biết được sự thật ?
        Có thể lấy Blog Saigon xưa – nay HCM chẳng hạn ?

  27. Dear Vy, đọc những dòng tâm sự của em về quãng thời gian đen tối đó,tôi cũng muốn rơi nước mắt. Những đau thương mất mát đó cũng có khác gì gia đình tôi, gia đình bạn bè tôi. 39 năm trôi qua rồi, nhưng làm sao mà chúng tôi quên được? Làm sao mà chúng tôi tha thứ được? mà cũng sự thật là ai cần sự tha thứ của mình chứ? Chân lý họ là chân lý của gã họ “lông ” bên tàu mà: cái gì mà họ chả xây trên họng súng? họ cầm súng trong tay rồi thì họ sợ gì ai, cần ai tha thứ?
    Nhưng luật đời có vay có trả, 39 năm họ chưa được trả thì tôi tin là 2 năm 3 năm nữa thậm chí trong năm nay, có kẻ cũng phải trả cả vốn lẫn lãi mà mình đã vay thôi!
    Em viết hay lắm, chúc em viết khỏe hơn. À mà bài em viết về bông trang nghe êm mà cũng nhức đầu dữ lắm à!

    • Vy chỉ được mỗi cái ưu điểm là có sao nói vậy thôi anh Việt ạ. Nó thật quá đến đắng lòng. Dẫu đắng thế nào thì mọi người cần phải biết rằng những điều này đã từng xảy ra.

      Về bài Trang, cô bạn được nêu trong bài lại la oai oái lên bảo Vy là đang viết đàng hoàng sao lại đá đi qua chuyện khác nhạy cảm làm chi vậy 🙂 Sau lần đó, có vài bạn nhắc Vy sắp tới SN bạn, nhớ viết cho bạn một bài. Khổ nỗi, tên bạn là Lạc, mấy bữa nay Vy cứ cầm hạt đậu phọng, xoay tới xoay lui trên tay rồi chẳng biết viết gì 🙂

  28. Dòng họ nhà mình có nhiều người đã mất. Có nhiều cụ bị oan khuất, cũng có người chết tai nạn, chết trẻ, và cả chết già.
    Nên mọi người quyết định mời thầy ở nhà chùa đến làm lễ cầu siêu cho tất cả những người đã mất, để họ nếu chưa siêu thoát thì đc siêu thoát.
    Mình đc nghe nói nhg ai chết trẻ, chết tai nạn giao thông, chết oan thì rất khó siêu thoát, vì họ không hiểu sao họ lại phải chết, và họ cứ luyến tiếc cuộc sống trần gian, linh hồn họ cứ vất vưởng ở nơi xảy ra cái chết của họ. Và nhiều khi các linh hồn đó quấy quả làm người sống không đc yên.
    Nên nếu mình làm được lễ cầu siêu cho họ, giúp họ nhanh chóng siêu thoát, trở lại theo thuyết luân hồi.
    Lúc đó bản thân người sống cũng nhẹ lòng, thanh thản.
    Mình nói chuyện trong họ nhà mình để. Su tham khảo. Chúc tốt lành.

    • Cảm ơn titihanoi. Có rất nhiều việc, SUV thấy mình làm vì người sống hơn vì người đã khuất. Nhưng thôi, chí ít là những việc đó làm cho người sống nhẹ lòng thì âu cũng là việc tốt. Chẳng hiểu sao, SUV cứ cho rằng cuộc sống đời sau rất nhẹ nhõm, chẳng chút muộn phiền, hy vọng là mình đúng 🙂

  29. Toi la mot nguoi da tung song do. Toi chung kien cai tai hoa tham khoc do.
    gio nho toi con ron ca nguoi. Tai sao lai vay nhi? Ai day em len Long Giao?
    Toi con nho em ca:
    Ca phao cham man tom nhau voi ba xi de
    ……

  30. Bài này đọc đã hơn tuần mà vẫn ko bình nỗi, cứ uất nghẹn và hổ thẹn sao ấy!? Người Việt với nhau cả mà tồi bại, hèn hạ đến thế sao?? Những cái chết tức tưởi của nhà ông Na, dì Oanh, bác Thịnh… Những trò đốn mạt sinh sản từ những tư tưởng độc ác và đê hèn. Đó là thời quá độ ư, dân trí thấp ư, nước còn bất ổn ư(??) Thế bây giờ đã hơn được gì?

    Hòa hợp hòa giải?? Nghe mắc oải! Có thằng nào đang thắng thế, thắng cuộc mà chịu nhún mình cầu hòa ko? Nhất là bọn khốn này? Chẳng qua chúng thấy hòa là lợi cho chúng thôi. Biết bao người vượt biển đã mất mạng còn mất luôn danh? Ví như ông Thịnh mà bác Lý kể, chỉ định vượt biên thôi đã tội tử hình, vậy mà giờ lại tung hô hòa hợp, “kiều bào”… Trơ tới mức tráo trở, phô đến mức phỉ nhổ!!

    Bao nhiêu tỷ phú, tiến sỹ Việt kiều bên thua cuộc, giờ kêu họ hòa hợp thì chả nhẻ ko kiếm thêm được xu nào từ họ? Ngu gì ko hòa(??!)
    Lũ khốn vẫn hoàn lũ khốn.

    • Cảm ơn Bác vì đã đồng cảm. Có những người bạn đồng niên, không hề muốn SUV viết về đề tài này mặc dù tuổi bạn còn xa lắm mới tới lúc cầm được cuốn sổ hưu 😦

  31. Thật đau lòng, mình nhớ 1 câu không biết của ai: “Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân đều bại.”

    Có những ký ức sẽ không quên, có những niềm đau sẽ không cạn. Chỉ mong quê hương một ngày thay đổi. Nhiều lúc ngồi gẫm lại và chỉ mong làm sao cho được như ngày… xưa.

    • Khi nào ngồi nhớ lại “ngày xưa” nhiều quá, lúc đó ta có thể chắc chắn rằng tuổi già đang gõ cửa rồi đó Bác Thọ. Đùa cho vui thôi, chứ bây giờ thì chẳng còn ai có thể cãi rằng “nay” hơn “xưa” rồi! Cùng với cơn lốc CS thì lối nói năng bổ bã, lối sống tranh giành, hơn thua, dối trá cũng bắt đầu lên ngôi…

  32. Thực ra mình không hiểu nổi cụm từ ”Hòa hợp, hòa giải”, vì không biết bên nào thắng bên nào bại cả. Bởi đơn giản là cả dân tộc đều bại. Dân miền Bắc bại trước, bắt đầu từ năm 1954. Dân miền Nam từ năm 1975. Suy cho cùng dân Bắc khốn khổ hơn dân Nam tận 30 năm. Ai thắng? Chả ai thắng cả. Có chăng là một nhóm người nào đó thôi. Cái nhóm người mà giờ đây đang ngồi trên đầu trên cổ toàn thể dân tộc và ngoạc mồm đòi ”hòa giải” một cách đểu cáng!

    • Vụ này các cụ Việt cộng xài hoài, nói một đằng làm một nẻo. Mỗi nhóm người có lợi ích, mối quan tâm khác nhau. Chỉ cần tam quyền phân lập, đa đảng thì chả cần phải hô hào gì, nó sẽ giải quyết căn nguyên của vấn đề. Mồm thì nói hòa giải mà tay thì súng, các điều luật bịt miệng 88; 89; 258 thì làm sao mà được chớ. Cụ SUV làm quả đánh giá comment để tui vô ném đá mấy bạn còm chơi đi 😀

  33. uả chị… hồi đó chị ở khu Trương Minh Giảng hả… vậy chị em mình là hàng xóm rồi hihi…
    chị làm em nhớ nhà quá trời 😦

    • Chị ở khu này từ bé. Có dạo dạt về Gò Vấp làm dân nghèo thành thị. Chị mới quay lại khu TMG từ năm 2012. Nếu đã từng gắn bó với khu này, đi đâu cũng sẽ nhớ lắm em.

Gửi phản hồi cho Maitram Hủy trả lời