Mất Ăn Tết

Hình Út Bin nằm canh nồi thịt kho khói để chủ rảnh tay đi tán gái

Tết đến cùng với nhiều thứ kèm theo như hoa mai, hoa đào, bánh chưng, bánh tét, rượu thịt, pháo, quần áo mới, v.v…Mấy món này thiếu thứ gì cũng tạm được, nhưng nếu thiếu thịt thì xem như…mất Tết. Ngày nhỏ, nhiều khi cả năm trời chỉ có Tết mới được ăn thịt, tại vậy mà ngày Xuân không thịt thà thì xem như cả năm vừa rồi không biết mùi vị thịt nó ra làm sao. Lý do tại sao ngày Tết không có thịt thì nhiều lắm, lý do đầu tiên là nghèo, không có tiền. Những lý do khác cũng liên quan đến nghèo và tiền, nhưng nó kỳ cục lắm, để kể nghe hai vụ mà tôi biết.

Tiếp tục đọc

Bài học Muộn màng

Ngày 20/11, người ta thường viết về Thầy Cô kính yêu và những bài học ta đã được học từ họ. Năm nay, tôi muốn viết về những bài học quan trọng mà tôi đã không được dạy ở tuổi cần phải biết chúng để rồi tôi đã phạm vài sai lầm có thể tránh được nếu biết được những bài học này  đúng lúc.

Tiếp tục đọc

Đi Chỗ Khác Chơi!

Bài viết nhân ngày Quốc tế thiếu nhi năm 2020 đăng trên facebook.

Cách đây một tháng, tôi nhận được email của Yến (*), bạn học từ hồi mẫu giáo. Thư bạn nhờ tôi đọc và viết lại những dòng chữ bạn trút ra từ ký ức rối rắm của người phụ nữ 50 tuổi, kể về sự cố vào thời điểm bạn còn là bé gái 5 tuổi. Tôi không ngờ sở đoản viết lách linh tinh của tôi đã tạo cho Yến niềm tin, gởi gắm nổi đau bạn ôm kín trong lòng hơn 45 năm.

Tiếp tục đọc

Mối Tình 17 Năm

Đây không phải là mối tình của tôi mà là mối tình si của một chàng ve sầu. Nói tới ve sầu, tôi chỉ biết đến loài côn trùng kêu inh ỏi mỗi dịp Hè về, gắn liền với vụ ồn ào này là chuyện ngụ ngôn của La Fontaine về chú ve chỉ mải mê ca hát không lo chăm chỉ kiếm ăn, thế nên khi mùa Đông đến, phải gõ cửa nhà kiến xin ăn. Những kiến thức này bị đảo lộn khi trong vườn sau nhà tôi xuất hiện những cái lỗ to bằng ngón chân cái hồi đầu tháng năm này.

Tiếp tục đọc

Người Rừng Thời Hậu Chiến!

Ở vài nơi trên thế giới, sau chiến tranh, một số người lính thất trận đã trốn vào rừng để tránh sự trả thù của bên thắng cuộc. Họ không tiếp xúc với thế giới bên ngoài, trốn chui lủi trong rừng sống theo kiểu tự cung tự cấp như người nguyên thủy. Lâu dần, họ gần như cách biệt hẳn với xã hội lọài người và được gọi là “người rừng”. Tôi cũng biết một gia đình “người rừng” như vậy khi đi Kinh tế mới (KTM) ở Long Giao, Xuân Lộc.

Tiếp tục đọc

Chuyện Hậu sự!

Mới đó mà đã hơn một năm, đại dịch covid đến kèm theo bao chuyện buồn vui, đương nhiên là vui ít hơn buồn. Chuyện khan hiếm giấy vệ sinh tại một số nước phương Tây là một trong những chuyện cười ra nước mắt. Xin post lại chuyện này, tôi viết hồi tháng 3 năm Covid thứ 2 (13/3/2020).

Hồi nhỏ, lũ nhóc chúng tôi thường chơi trò đố nhau. Có một câu đố hơi vớ vẩn: “Nếu bị đắm tàu, dạt vào đảo hoang, phân nửa đảo chứa nước mưa, nửa còn lại chứa toàn kẹo, tụi bay sẽ chọn sống bên nào?” Biết chỉ là câu đố vui, vậy mà đám nhóc tụi tôi cũng suy nghĩ lung cho câu trả lời. Thèm kẹo, nhưng chúng tôi vẫn chọn sống ở phần chứa nước mưa vì nó giúp duy trì sự sống.

Tiếp tục đọc

Chờ Người Tử Tế Để Yêu

Nếu bạn để ý một chút, bạn sẽ thấy bây giờ bất cứ một ngày nào trong năm cũng được dùng để kỷ niệm hoặc tôn vinh một sự việc, một ai đó (có thể là con người hoặc thần thánh) hoặc một nhóm người có chung đặc điểm. Có vẻ như ai nấy chỉ cần có một lý do để ăn mừng, vui vầy, thế cho nên có những ngày được chọn cho một sự việc rất ư là ất ơ. Đứng đằng sau những ngày “lễ” kiểu này, đương nhiên là dân kinh doanh, những người tìm mọi cách kích cầu, dụ người tiêu dùng móc tiền ra khỏi hầu bao. Đương nhiên thêm lần nữa, giới trẻ sẽ là nhóm người đặc biệt bị nhắm tới, và thế là 365 ngày, ta có 365 cái “lễ” cho vui với nhau!

Tiếp tục đọc

Cánh Cò Ban Trưa

Miền Tây có những khu rừng tràm, rừng đước ngập mặn rất đẹp. Nơi đây, những cây tràm, cây đước bám rễ sâu vào đất ngập trong nước mặn lợ. Khi ngồi trên xuồng len lỏi qua các rặng đước, ta sẽ thấy bèo các loại phủ xanh mặt nước, thật đẹp. Ngoài ra, các khu rừng này cũng là nơi các loại chim chóc trú ngụ, sinh sản.

Tiếp tục đọc