10 = 0

IMG01255-20140418-1415Kỷ niệm ngày của Cha năm nay, tôi muốn khoe tấm hình đôi bàn tay của một người Cha, chính xác là của Ga, Sếp tôi. Đôi bàn tay này làm việc gì cũng mạnh bạo, đánh máy, mỗi lần nhấn enter, dộng cái ầm, nghe mà xót cho cái laptop; nghe điện thoại xong, gác cái cộp; rót nước nóng cái rộp (làm đám nhân viên tưởng cái boiler hết nước, dù bình vẫn đầy!), ấy vậy mà hôm nọ, tôi không tin vào mắt mình thấy cổ tay phải của Ga có một cái vòng tết bằng những sợi dây thun ba màu xanh dương, xanh đọt chuối và đen xen kẽ, rất chi là teen. Thấy tôi nhìn, Ga hãnh diện khoe rằng bé Ki, cô con gái 7 tuổi mới làm cho Bố và con bé rất vui khi Bố nó đeo đi làm sáng nay. Tự nhiên, tôi chẳng thấy có gì là chỏi nhau giữa chiếc vòng kim loại của Binh chủng Dù mà đồng đội cũ của Ga tặng Ông, được đeo bên cổ tay trái và chiếc vòng dây thun sặc sỡ của bé gái tặng Cha, được đeo bên cổ tay phải. Trong mắt tôi, chiếc vòng  tay ấy đẹp lắm, nó đẹp như biểu tượng tình Phụ tử  giữa Ga và cô bé gái Ki.

Dad - DaughterGa thương con lắm, nhiều khi bí kế trong công việc, không biết bắt đầu câu chuyện từ đâu, tôi toàn phải “bắc cầu kiều’ qua con của Ga để dễ nói chuyện. Chắc sẽ có bạn thắc mắc: chuyện Ga thương con thì chắc cũng sẽ như ti tỉ Ông Bố trên đời này thương con, tại sao lại được tôi nhắc đến vào ngày này. Có lý do cả đấy, từ từ tôi kể bạn nghe. Ki là con gái lớn của Ga và là chị của cậu em trai 3 tuổi tên Ka. Ga kể tôi nghe Bà xã Ga trách chồng sao con gái Ki té thì ôm vào lòng suýt soa dỗ dành trong khi con trai Ka nhỏ hơn chị 4 tuổi, bị vấp ngã khóc thì Ga lại ngó lơ. Ga phải giải thích với vợ rằng con gái vốn yếu đuối về thể chất nên Cha dỗ dành, vỗ về con gái là chuyện nên làm, còn với Ka, tuy tuổi còn nhỏ, nhưng là con trai, phải tập cho cậu bé ngay từ nhỏ không được khóc nhè vì Ga không muốn: “có một thằng con trai ẻo ợt!”

Dad - Daughter 1Thực ra, không phải đợi tới khi có nếp có tẻ Ga mới quý cô bé Ki như vậy mà ngay khi biết có con gái đầu lòng, Ga đã vui mừng, chuẩn bị đón nhận cô bé. Ga cứ nhắc hoài là Ông quý cái thiệp tôi gửi mừng ngày Ki ra đời, trong đó tôi gọi Ki là “Princess Ki of Daddy Ga”. Ga bảo tôi, đúng là với Ông, Ki là một nàng công chúa. Thương con gái,tự nhiên trong Ga hình thành mối ác cảm với những kẻ ức hiếp phái nữ. Có những hôm đọc đâu đó trên mạng rằng người Trung quốc hắt hủi bé gái và mẹ chúng (vì cái tội sanh con gái) hoặc người Ấn xem trước giới tính thai nhi rồi phá thai khi đó là con gái, hay tệ hơn nữa là khi nghe tin các vụ cưỡng hiếp man rợ xảy ra như cơm bữa ở Ấn độ là Ga lại hằm hè mắng cái lũ cầm thú, hành xử với nữ giới không bằng con vật! Ga bảo sẽ cho con gái đi học võ để “thằng nào” ho he với con bé thì no đòn. Vốn “hèn”, tôi khuyên Ga chỉ cách cho con bé bỏ chạy khi gặp nguy hiểm, chứ đừng cậy tài. Thì đó Nữ  Phó Giám đốc một chi nhánh của công ty đối tác chúng tôi đã bị hứng trọn ca acid vào mặt chỉ vì kẻ thủ ác biết rằng chơi trò võ biền với cô gái đai đen Taewondo này là không xong, nên hắn phải tính tới hạ sách ấy. Nếu cô gái xinh đẹp ấy không tài hoa và giỏi võ như vậy thì cùng lắm chỉ bị thượng cẳng tay, hạ cẳng chân chứ đâu đến nỗi bị hủy nhan sắc và bị mù như hôm nay.

Dad - Daughter 2Giờ thì trở lại với cái tựa đề “kém toán” của entry này. Đúng là xét về mặt toán học thì 10 không thể bằng không được, nhưng xét về não trạng “trọng nam, khinh nữ” của người Á đông nói chung và người Việt nói riêng thì rõ ràng là vẫn có một “bộ phận không nhỏ” cho rằng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đó thôi. Cái câu ví đó được dịch ra tiếng Việt là “10 đứa con gái không bằng hòn dái thằng con trai”. Nghe kinh chưa! Xin đừng cãi với tôi rằng chuyện xưa rồi, giờ thì có ai cổ hủ vậy nữa đâu. Nói bạn đừng cãi vì tôi sinh ra trong gia đình có ngũ long công chúa và tứ quý, nên tôi rành cái vụ nhất bên trọng nhất bên khinh này trong các gia đình Việt quá mà. Cái sự trọng, khinh này nó tinh vi lắm, đôi khi nó đội lốt mỹ từ “nhường” để rồi xã hội Việt nam ngày càng có nhiều phụ nữ mạnh mẽ và không ít những thanh niên yếm khí theo dạng “con trai của mẹ” (Mommy Boy). Nhiều lúc tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao các Bà mẹ lại đánh giá cao con gái mình tới mức giao cho các cô những việc mà bà cho rằng quý tử của mình không đủ sức làm!

Trong chỗ tôi làm việc, có một em gái hơi hiếm muộn đường con cái, được một điều là chồng thương em lắm. Ngày em cấn thai, cả công ty tôi mừng cho em. Khi biết em sẽ sinh bé gái, chồng em thất vọng lắm. Mỗi lần em đi khám thai là chồng em khấp khởi mong Bác sỹ báo kết quả trước đó là …lầm. Ngày em sanh cũng là ngày sổ số lần chót của chồng em. Có lúc gọi hỏi thăm em, tôi cũng chẳng buồn hỏi thăm xem chồng em đã thay đổi thái độ chưa. Kiểu này, dám có đứa phải lấy vợ bé cho chồng vì cái tội không biết sanh con trai!

Tôi có ông anh họ, dân Bách khoa Phú thọ (khai vậy để biết “dân trí” của đương sự không thấp), có hôm nói chuyện với tôi, anh cứ nhắc đi nhắc lại “Thôi thì mình chỉ có con gái….” Nhịn không nổi, tôi hỏi anh có ý gì khi nói vậy. Anh cũng “gan ruột” tâm sự luôn rằng ừ thì có con gái, sau này rồi nó lấy chồng, mình có kiếm tiền cho lắm rồi cũng sẽ vào túi của một thằng “người dưng” nào đó. May thì gặp thằng tử tế, vô phúc gặp đứa xấu thì tiền của mình làm ra chỉ là cái họa cho con gái mình! Nghe chừng nỗi thất vọng khi sinh “vịt giời” của anh cũng có lý ghê đó chứ!

Cái sự trọng khinh từ trong nhà này, đôi khi nó lại bắt đầu từ ngoài đường mới chết chớ. Tôi chưa chứng kiến, nhưng nghe đồn mấy ông mà ngồi uống với nhau thì rất hay lôi “những thằng không biết đẻ con trai” ra để cười và phạt rượu! Vui đâu chẳng thấy, có khi giận lên chém nhau lỗ đầu, không thì cũng về nhà lôi vợ ra hành lại! Cũng có khi cái sự này nó không ở hẳn ngoài mà cũng chẳng ở trong nhà, nói đúng ra là nó xuất phát từ “nhà lớn”. Các Bà mẹ chồng / Bà nội cũng làm con cái mình khó xử theo những tiếng thở dài não nuột khi mà “đích tôn” của Bà là gái. Tôi có người Cô, con trai lớn của Cô chỉ sanh được con gái, thế là Cô chăm bẳm cho gia đình con trai út vì vợ nó biết đẻ con trai. Tôi thấy cậu con trai lớn nhẫn nhịn vì thương Mẹ, nhưng tôi biết Cô tôi làm tổn thương cậu nhiều lắm.

Một em trong văn phòng chia sẻ với tôi rằng sanh con ra, biết nó là nữ là đã thấy thương rồi vì thấy trước nó sẽ gặp rất nhiều thiệt thòi. Tôi nhận thấy thường có một sự gắn kết chặt chẽ giữa người Cha và con gái. Tôi chỉ mong sao cái chữ “thiệt thòi” mà em nhân viên nói đó, chí ít là không có sự góp phần của những người làm Cha này. Dù sao đi nữa thì “con gái nhờ đức cha” mà. Tôi thích bài hát “Tuổi Mộng Mơ” mà Nhạc sỹ Phạm Duy đã sáng tác riêng cho Ca sỹ Thái Hiền. Bài hát của người Cha tặng con gái cũng đẹp như chiếc vòng tay con gái bé bỏng tặng Cha, xin dành bài hát để kết thúc một chuyện phi lý trong toán học, mong rằng sẽ tới một lúc mọi người công nhận 1 = 1 dù đó là nữ hay nam.

87 thoughts on “10 = 0

    • Thì nhà Dáo xư cũng có một “thằng” rồi đó 🙂 Kiên nhẫn đợi thêm vài năm nữa, có rể rồi thì tha hồ mà đì nó. Ờ mà cho tui hỏi nè, tại sao người ta lại hay nói “Bố vợ phải đấm!” vậy hả Dáo xư? (không biết thiệt đó, không phải hỏi kháy đâu, khi nào Dáo xư trả lời rồi thì lần sau mới là hỏi kháy 🙂 )

      • Bác Uyen Vy hỏi khó quá, đến nhà văn Vũ Trọng Phụng còn không trả lời được nữa là …
        Iem hỏi bác Gúc, thì thấy có người nói là “Vênh váo như bố vợ phải đấm” và dùng một câu chuyện dân gian để giải thích . Lại có người nói là ” … khố rợ phải lấm”, vì rằng thì là cái khố rợ lấm bùn khi khô nó vênh lên. Lại có người nói rằng ” … bố vợ cậu ấm”, bởi cậu ấm là con quan thì bố vợ cũng tha hồ mà vênh …
        Iem thì iem cho rằng câu thứ nhất hơi tối nghĩa và lời giải thích thì gượng ép và rằng … iem cũng có thể viết ra một câu chuyện để giải thích theo ý iem. Câu thứ hai cũng tối nghĩa và hơi “vênh” khi so sánh mặt người với cái khố rợ, và vì thế cũng gượng ép. Câu thứ ba cũng rứa, với lại iem nghĩ người ta dùng từ “ông ấm” để chỉ những người “tập ấm” đã trưởng thành …
        Nếu bác đọc to cái câu “vênh váo như bố vợ phải đấm” lên thì sẽ thấy nó hơi kỳ kỳ. Một câu thành ngữ hay phương ngôn đọc lên thường là thuận miệng, hay là có vần, thí dụ như: “lừ đừ như ông từ vào đền”, “láo nháo như cháo với cơm”, “lanh chanh như hành không muối” . Cũng có một số câu, như iem đã nói, không vần nhưng đọc thuận miệng như (mắt) “chấp chới như quạ đậu chuồng lợn” chẳng hạn. Riêng câu “Vênh váo như bố vợ phải đấm/khố rợ phải lấm/bố vợ cậu ấm” thì không!
        Có một vị (người Nam) nói rằng “lợ dợ cho bố vợ phải đấm”, và giải thích là “lợ dợ” có nghĩa là chẳng được tích sự gì, đứng quanh đó làm vướng tay vướng chân, ông bố vợ nổi khùng phải cho 1 đấm. Vị khác thì nói “lợ nhợ” thì đúng hơn và lợ nhợ cũng có nghĩa như “lằng nhằng”. Về mặt câu cú thì cũng thấy thuận tai, về mặt nghĩa thì cũng không phải là vô lý!
        Iem không phải người Nam nên không biết người Nam có dùng hai từ lợ nhợ hay lợ dợ không, và biết đâu lại có lời giải thích khác hay hơn!
        Bác Uyen Vy hỏi khó quá, đến nhà văn Vũ Trọng Phụng còn không trả lời được nữa là … 🙂

        • Recom Dáo xư, tui có cảm giác y chang lúc tra tự điển Anh-Anh (cái tội chảnh) để hiểu một câu tiếng Anh. Thoạt đầu, tui chỉ không hiểu một chữ thôi, sau khi tra thì có một số từ trong tự điển tui không hiểu, phải ghi lại, cứ thế, cứ thế, tui không biết mình đi tới đâu luôn, cái cảm giác đi lạc nó mới hãi hùng làm sao 🙂

          Đùa chứ, giờ thì học trò tui tạm chấp nhận phần giải thích “lợ nhợ cho bố vợ phải đấm”. Cám ơn Dáo xư, cơ mà tui phải hỏi tiếp: “Tại sao câu nào khó không trả lời được thì phải dẫn đến nhà văn “Số đỏ” để làm cứu binh vậy (hỏi thật lòng, chứ không kháy đâu 🙂 )

          • Tại dzì NV Vũ Trọng Phụng viết trong “Số Đỏ” là cụ cố Hồng nghĩ mãi không biết tại sao người ta nói cái câu “bố vợ phải đấm”:

            (Trích) … Riêng về cụ Hồng, thì cụ nên nằm gọn ngay giữa sập để hỏi đến cái bổn phận phải làm của thằng bồi tiêm. Trong khi cụ rất hăng hái, rất có vẻ cũng thể thao, cụ nghĩ đến vỡ đầu về câu bố vợ phải đấm mà cổ nhân đã nói một cách bí hiểm để cho không ai hiểu được sự tích … Thật vậy, ở địa vị của bây giờ, tất cả phải vênh váo cái mặt thì mới khỏi mang tiếng là bất hợp thời trang. Nhưng muốn vênh mặt tất nhiên phải bị đấm đã…. (ngưng trích). 🙂

            Nếu ông ấy biết thì có thể đã nói cách khác 🙂

            • Hi hi, tui lộ cái dốt rồi Dáo xư ơi. Thú thiệt là hồi đó tui đọc Số đỏ lớt phớt lắm. Kỳ này tui phải ra mua cuốn này về để thực tập kỹ năng “đọc và hiểu” mới được. Cám ơn đã cho tui động lực đọc lại tác phẩm này. Hai câu cuối vui ghê: “Thật vậy, ở địa vị của bây giờ, tất cả phải vênh váo cái mặt thì mới khỏi mang tiếng là bất hợp thời trang. Nhưng muốn vênh mặt tất nhiên phải bị đấm đã….”

  1. Nhân ngày lễ phụ thân (Father’s Day), cô chủ nhà phát động phong trào đấu tranh cho nam nữ bình quyền, đả phá trọng nam khinh nữ. Hoan hô cô chủ nhà trước đã! 🙂

    • Vụ phát động phong trào đấu tranh này thì SUV phải nhờ chị Ngự Bình bên HC thôi. Chị rất giỏi trong việc nhìn ra việc bất bình đẳng qua những chuyện bình thường, nhỏ nhặt trong cuộc sống. Có thêm Bác Chinook, là người quý Mẹ và Vợ hết mực nữa. Bác Thông gia nhập hội là đủ thành lập Chi bộ rồi đó 🙂

    • Hi hi, tại cái tật tham thôi bạn hiền. Ban đầu chỉ tính khoe cái vòng đeo tay ngộ nghĩnh của Ga, thấy ổng đeo mà không có mắc cỡ gì. Lan man một hồi thì nhớ ra Ga hay nói chuyện với tao về sự ấu trĩ trong quan niệm trọng nam khinh nữ, nên tao bị…đi lạc luôn 🙂

      • SUV nói mới nhớ. Hồi xưa thongreo đi làm ở hãng nọ, một hôm đi họp có ông già Larry đưa tay khoe cái vòng xanh đỏ kết bằng mấy sợi len đủ màu. Thì ra cháu nội của lão từ miền đông qua chơi, bắt ông đeo cái vòng đó, và ông lấy làm hoan hỉ lắm, giống y như ông xếp Gary của SUV.

        • Ai không biết nhìn vào tức cười khi thấy một ông to đùng đi đeo cái vòng xanh đỏ, lúc biết rồi lại thấy cảm động lắm Bác Thông. Có hôm thằng bé Ka vào văn phòng, Cha nó ráng làm nốt việc nhưng làm bộ hỏi nó: “Are you ready?” Thằng bé ngây thơ trả lời “Yes” rồi lại hỏi Cha: “Are you ready?” nghe rất vui.

  2. Đọc tựa bài ngạc nhiên quá chừng. Dòng xuống ít hàng thấy trúng ý nên đọc một phát hết luôn từ đầu tới cuối. Chưa kể là còn click vào clip để nghe nữa (điều hơi hiếm với tui 🙂 )

    Hồi nhỏ, tui against phân biệt giới tính lắm. Thấy chỗ nào chướng tai gai mắt là nói liền nên nhiều khi thiên hạ khiếp. Cái tính đó kéo dài cho tới khi tui mệt mỏi và cho qua. Nghĩ cũng tại cái số của mình là gái mới vậy. Chứ nếu sinh ra là con trai thì cứ tận hưởng may mắn chứ ai ho he làm chi cho mệt. Tui là con gái 1 trong 4 anh em, lẽ ra phải được cưng như cưng trứng. Mọi việc bếp núc, nhà cửa, em út là phải tay tui. Học hành cũng tự tui bơi lội, xoay xở. Tui từng rất ghét làm con gái. Làm con gái như mấy chị bà con, chòm xóm phải ngồi chờ đợi có anh nào tới tâm tình, ve vãn. Tui dứt khoát khi lớn lên sẽ tự tay…tìm con trai để tâm tình. Mà cũng không làm được!

    Rồi tui “chống lầy” và có con, con đầu tay lại là con gái. Tui thương đứt ruột vì không muốn con mình lặp lại cái khổ của mình. Nhưng làm sao thay đổi đây? Tui quay qua quay về, quay tới quay lui, lên giây cót cho những người xung quanh về cái bình đẳng giới, thuyết phục và dụ dỗ họ đừng có thể hiện chuyện đó với con của tui. Nhưng vẫn chưa đủ, tui kiếm cách để đi tới chỗ nào có bình đẳng giới càng cao càng hay. Vậy là cuối cùng tui ở Mỹ! Cũng chưa yên, tui lại phát hiện có nhiều gia đình người Việt ở Mỹ cũng phân biệt giới không thua chi ở quê nhà. Khác biệt là cách thể hiện thôi. Họ tinh tế hơn trong cách đối xử với con gái/phụ nữ nhưng lòng họ vẫn có cái barrier to đùng phân biệt à. Biết không thể chạy lên mặt trăng, tui ra sức hướng dẫn con hòa đồng với bạn bè, tránh tiếp xúc với người vẫn cầm giữ quan niệm cổ lổ sĩ đó.

    Rồi tui lại có con trai. Lần này thì căng thiệt. Đã lỡ pro-con gái, giờ phải điều chỉnh không thôi con trai kiện. Có những lúc thằng con tui có vẻ ấm ức vì thân làm con trai 🙂 Tinh thần pro-con gái của tui dần dần nguội, để cho cái tự nhiên lên ngôi (dĩ nhiên có kiểm soát hẳn hoi).

    Trong blog Hiệu Minh, chị Ngự Bình đấu tranh cho bình đẳng giới khá quyết liệt. Tui đồng ý với chị ấy. Tuy nhiên, có khi chị ấy nhạy cảm quá nên có vài lỗi bắt thiếu chính xác vì người commentor không có nghĩ như vậy. Nếu như trước đây thì tui đã “quật khởi” mấy vị pro-con trai rồi. Nay tui bình tâm hơn vì tui nghĩ những người có học họ đã thay đổi quan niệm giới tính rất nhiều. Bạn bè tui rất hạnh phúc khi toàn sinh quý nữ. Có khi tụi nó cũng giá mà… nhưng điều đó chấp nhận được. Tâm lý mà.

    Lịch sử phân biệt giới đang đi vào hồi cáo chung. Có nước đi trước, có nước đi sau, nhưng không ai đảo ngược được quá trình đó. Tui thấy ông xếp Ga của Uyển Vy hành xử bình thường như bất kỳ tay Mỹ nào mà tui từng biết. Ổng được lên bài như vậy là hạnh phúc lắm lắm. Mừng cho ổng và cũng mừng cho giới nữ của tui!!!

    • Đọc còm của Chị Phe mà SUV cứ tủm tỉm cười một mình. Tức cười nhất là cái đoạn “cọc” đòi đi tìm “trâu” mà không được. Có giờ chị kể SUV nghe chuyện này đi, SUV lót dép ngồi hóng đây 🙂

      Chị ạ, ở VN, SUV ít có dịp va chạm với những nền văn hóa khác nhau. Đi làm, gửi email qua lại với các đồng nghiệp trên thế giới, có xung đột đó, nhưng chưa thể gọi là cọ xát “quốc tế” được. Khi làm việc với Sếp, có những lúc tóe lửa vì văn hóa khác biệt, nhưng nhìn chung thấy cái hay của họ là SUV để ý rồi học. Chuyện ổng cưng cô con gái và bài xích tư duy “khinh nữ” cũng là một cái để học rồi.

      • Chị SUV ơi,
        Hồi xưa cũng tính đòi đi tìm “trâu” mà “cọc” này có chân dài quá nên đành chịu chết một chỗ. Nhưng cọc này oai lắm nghen 😉 nên cũng kiếm được một “trâu” về nuôi.
        Chuyện chỉ có vậy nên SUV lót dép ngồi hóng hoài cũng chẳng có thêm…

  3. Ông anh họ của cô chủ nhà thiệt là … Làm xấu mặt dân Bách Khoa Phú Thọ. Thongreo biết có người học BK mà không có trọng nam khinh nữ đâu nhé! 🙂

    Anh họ của SUV chắc gia trưởng lắm nhỉ. Chắc toàn quyền đối với vợ thì mới cho rằng con gái là con người ta. Suy bụng mình ra bụng thằng con rể tương lai luôn.

    • Hi hi, SUV biết cậu sinh viên Bác Thông nói rồi, cậu ta thì chỉ được cái khinh nữ, trọng nam thôi 🙂

      Con người ta là một thể cực kỳ mâu thuẫn. Anh họ SUV sau một thời gian làm chủ doanh nghiệp, bỏ hết, anh về nhà lo cơm nước, chăm con cho vợ chạy chợ, giờ rảnh, anh làm việc “lặt vặt” kiếm tiền…tỉ. Chỉ đến khi con gái cưng hỏi “Sao mẹ đi làm, bố ở nhà?”, thì anh phải mở cửa hàng bán đồ điện cho có, để con gái thấy rằng bố nó có đi làm và cuộc sống gia đình nó bình thường như những gia đình khác. Nói chung, anh có nhiều cái hay để học lắm.

  4. Cũng bởi cái vụ “trọng nam khinh nữ” này nên hồi nhỏ em làm “thằng con gái” luôn á chị. hì hì hì ..nghe sợ chưa?
    Mà chuyện thật đây nè: bố em là trưởng tộc, nên khi mẹ sanh ra em thì ai cũng ngó ngang ngó dọc. Sau đó, mẹ lại sanh thêm 2 cô em gái nữa nên càng khổ. Và rồi, bao nhiêu chuyện của họ hàng, xuống đến bố em là đổ dồn lên em thôi (tại lớn nhất nhà mờ). “thằng con gái” quậy tưng bừng thôi. Cho đến bây giờ thì đỡ rồi. Mà bố mẹ em thì chả ngại trai hay gái, miễn có con cái đông vui trong nhà là mừng rồi. Ấy thế mà ngay ở thế kỷ này, thời buổi này, em vẫn có có mấy ng` bạn, lập gia đình, không sanh con trai là bị nhà chồng kinh thường và trách móc liên tục mới sợ chứ.

  5. SUV 🙂
    Người ta nói cháu ngoại mới chính là cháu mình, còn cháu nội thì chưa chắc.
    Chuyện “nếp” & “tẻ” thì tự nhiên đã trái ngược rồi, mấy ai ăn nếp được mỗi ngày?

    • Có chuyện vui thế này: hai vợ chồng đi khám thai và hỏi BS về giới tính thai nhi. BS không cho biết nếp, tẻ, tiểu mạch hay đại mạch mà chỉ bảo hai vợ chồng là nên đợi tới khi con của họ lớn, lúc đó, nó sẽ tự quyết định giới tính của nó, khẳng định bây giờ hơi sớm 🙂

  6. Người Việt mình có tật xấu trọng nam khinh nữ, có lẽ là do tư tưởng “nhờ vào con cái”, nhất là khi tuổi già. Ngày xưa trong xã hội nông nghiệp, cần sức mạnh cơ bắp, nên đám con trai tỏ ra có lợi hơn. Khi chúng lấy vợ, nhà lại được thêm nhân công. Còn con gái đi lấy chồng, về nhà chồng, không được gì mà lại mất đi nhân lực. Về già thì thường giao tài sản và ở chung với con trai. Khi chết đi thì mong đám con trai giỗ quảy, hương khói. Bởi vậy, “ăn cây nào, rào cây nấy”, nên các cụ o bế con trai hơn con gái là vậy.

    Người Mỹ thì không như vậy. Họ không có tư tưởng nhờ vào con. Vả lại trong xã hội công nghiệp hóa tân tiến, có muốn nhờ cũng chẳng được. Cha mẹ sinh con ra, thì có trách nhiệm nuôi chúng đến khi lớn khôn. Chẳng bao giờ nghe họ kể lể công ơn sinh thành, mang nặng đẻ đau gì ráo trọi. Thích sinh con ra thì phải nuôi chúng, coi như là trách nhiệm làm cha mẹ. Bởi vậy, đã không nhờ được thì con trai con gái cũng vậy thôi. Tình yêu cho con cái sẽ không bị ảnh hưởng bởi giới tính.

    • Cụ Thôngreo nói có lý. Từ suy nghĩ nhờ cậy con cái nên mới góp phần vô chuyện trọng nam khinh nữ. Nay thì con gái được nhờ nhiều hơn nên mới đỡ chuyện trọng/khinh ha.

      Tui thấy cha mẹ Việt nuôi con hay kể lể công lao hơn hẳn cha mẹ Mỹ. Đã sinh thì phải dưỡng. Bao nhiêu gia đình chạy đôn chạy đáo để sinh được một đứa con, để được cảm nhận hạnh phúc làm cha mẹ. Vậy thì mình sung sướng hơn khi không phải chạy đôn chạy đáo thì sao lại phải kể lể công lao?

      Tui có phần “bất hiếu” theo quan niệm Việt Nam nhưng tui quyết không đòi hỏi mấy đứa con phải báo hiếu khi về già (giờ chưa già nên nói như vậy chăng???). Lao tâm khổ tứ cho con thì mới có được niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của người làm cha làm mẹ. Như vậy là công bằng. Có cho thì mới có nhận.

      Nhiều khi đọc mấy mẩu chuyện trên báo Việt (cả trong và ngoài nước) kể lể đến con cái bất hiếu khi bỏ bê cha mẹ, tui thấy thiệt tội cho mấy nhà báo đó. Họ nói vậy đâu có khác chi báo chí đảng CS ca ngợi “công ơn trời bể” của đảng và bắt dân phải phục vụ lại.

      Ai dà…

      • Chà chà, hễ cứ nghe thấy tiếng thở dài của phụ nữ là tôi liền nổi hứng !

        Như phần đông người Việt, tôi cũng bị bệnh. Khổ nỗi bệnh của tôi lại khác người, đó là bệnh trọng nữ – khinh nam.

        Trong một cuộc tranh luận nảy lửa với thằng bạn mắc bệnh trọng nam – khinh nữ, nó gân cổ bảo vệ cho quan niệm cổ hủ về tầm quan trọng của thằng con trai trong gia đình, bảo vệ cái tựa đề “kém toán” của SUV: 10=0.
        Nó kết luận: con trai có ý nghĩa quan trọng giống như sự lãnh đạo của đảng, dẫn đường chỉ lối cho cả dân tộc.
        Tóm lại, con trai giống như ngón tay trỏ vậy, con trai quan trọng nhất.

        Tôi đưa ra đầy đủ lý lẽ hùng hồn chứng minh rằng con gái mới thật sự là nguồn cảm hứng, là hơi thở, là báu vật kỳ diệu mà Thượng đế đã tài tình sáng tạo ra và ban cho loài người.
        Tôi kết luận: “Con gái rất cần thiết cho đời sống, ví như cái lỗ mũi vậy”. Con gái quan trọng nhất.

        Cuộc tranh luận có chiều hướng đi vào ngõ cụt, có khả năng sẽ kết thúc sau khi lại phải áp dụng “16 chữ vàng, 4 tốt”, ai về nhà nấy, cố mà hạnh phúc. Bỗng nhiên nó đứng lên, đi tè.

        Tôi giật mình nghe tiếng chân nó chạy ra, vung vẩy hai bàn tay ướt nhẹp, nó chìa ngón tay trỏ lên hét với tôi:

        – Hahaha, tao đang tưởng tượng ra “cái lỗ mũi” của mày sẽ khốn khổ thế nào khi bị ngứa mà không có “ngón tay trỏ” của tao !

        • SUV hiểu theo nghĩa đen nên recom vầy nè Bác Xang (không móm): SUV đang tưởng tượng cái “ngón tay trỏ” của bạn Bác sẽ chết ngắc như thế nào khi “cái lỗ mũi” của Bác đình công không chịu thở 🙂

          • Thì chắc chắn ngón tay của bác Hứng sẽ bị “ngủm cù đèo”, không dơ ngang, chỉ dọc gì được nữa. Nói chi tới chuyện lãnh đạo hay ngoáy lỗ mũi.

            Hơn nữa, tật ngoáy mũi bằng tay, nhất là ở chốn thanh thiên bạch nhật, là một trong những tật xấu của dân VN mình mà người ngoại quốc rất kinh hãi, có lẽ phải nên bài trừ. 🙂

  7. Tui cảm giác chỉ khi nào kinh tế phát triển, an sinh xã hội đảm bảo, luật pháp được tôn trọng và cơ hội việc làm có nhiều lên thì lúc đó chuyện trọng nam khinh nữ mới bớt đi.
    Người đàn ông được mặc nhiên xem là mạnh mẽ, có khả năng lao động cao hơn nên có thể sẽ đảm đương được kinh tế, lo cho cha mẹ già…nên người ta cứ bám vào chuyện con trai để kỳ vọng về một tuổi già không bị đói khát, khổ cực..
    Chứ ngày nay ở thành phố lớn cũng đã bớt đi tâm lý này nhiều, nông thôn vẫn nặng hơn
    còn tới các xứ phát triển thì ..dân xứ đó chẳng nghĩ tới nữa thì phải vid diều kiện kinh tế xã hội ở đó tốt hơn nhiều, người già không lo đói, phụ nữ nhận biết về quyền của mình tốt hơn
    Hôm qua đọc trên mạng, có một chị ở cách HN chưa đầy 300 cây số mà để chồng đánh đạp, hành hạ cả mẹ và con như thời trung cổ.
    Thương thì thương thật nhưng cũng trách chị ta, có thân mà không biết lo cứ nhẫn nhục cho con thú đội lốt chồng đó hành hạ. Luật pháp dẫu chưa phải là quá nghiêm minh nhưng ít ra cũng có con đường cho cô ta. Ai dè để chồng hành hạ cả con mình mà còn chịu được.
    Nói riêng về cha và con gái, nếu cha yêu thương đúng mực với con gái thì sẽ giúp con gái mạnh mẽ và tự tin rất nhiều.
    Thật hạnh phúc khi có người cha là điểm tựa cho con!

    • SUV hơi dở trong việc phân tích sự việc và sống thiên về cảm tính. Mặc nhiên bị cho về bên bị “khinh” trong khi toàn làm những việc rất đáng để được “nể trọng” cho nên thường xuyên “ngơ ngác” không hiểu và không chấp nhận thực tại O ạ.

      Nếu vấn đề chỉ đơn thuần ở việc “kinh tế phát triển, an sinh xã hội đảm bảo, luật pháp được tôn trọng và cơ hội việc làm có nhiều lên” như O cảm giác thì việc trọng/khinh này còn có cơ may giải quyết được O ạ.

      • Mọi thứ đều mang tính tương đối, nhưng từ quan sát của tui thì khi người phụ nữ có nhiều cơ hội việc làm hơn, độc lập về kinh tế hoặc ý thức về quyền con người, quyền được pháp luật bảo vệ cao hơn…thì chắc chắn họ sẽ độc lập tự chủ hơn.Và khi đó những người đàn ông phiến diện, bảo thủ sẽ không còn cái quyền xem thường địa vị , thân phận người phụ nữ nữa,
        Vả lại nhiều phụ nữ cứ sợ bị mang tiếng nên không dám đấu tranh, không dám đòi hỏi chồng phải chia sẻ trách nhiệm…nên cứ ôm lấy một mình tất cả..rồi sau đó lại than trách. Ví dụ: muốn chồng chia sẻ việc nhà, nhưng lại sợ người ta nhìn vào thì chê mình phụ nữ mà không đảm đang rồi lại ôm hết vào. Hoặc chồng chia sẻ nhưng vụng về thì chê chồng để họ mất cả tự tin khi chia sẻ..và không biết bảo vệ chồng lại cứ đi chê khắp thiên hạ,chồng càng ngại.
        Tui nói như thế vì khi sống ở xã hội phát triển rõ ràng chuyện trọng nam khinh nữ khác hẳn. phụ nữ tự chủ hơn, khi bị xâm phạm họ thẳng thắn lên tiếng ..họ cũng không sợ bỏ chồng thì chết đói vì cơ hội việc làm nhiều..và trong xã hội cũng không bị điều tiếng do dân trí cao hơn…
        Chắc chắn sự phát triển kinh tế xã hội có tác động rất nhiều.
        Tui thì cũng chẳng lý trí hơn O, nhưng tui thích cái nhìn biện chứng.
        Trước khi trời cứu thì chị em hãy tự cứu lấy mình, khi chồng đánh, chồng chê, chồng lười hãy biết cách mà kêu cứu mà đấu tranh chứ đừng ngồi chờ đợi.
        Có những người vợ bị chồng hành hạ bao nhiêu năm vẫn cứ cắn răng chịu đựng thì đó cũng do chính chị ấy đã không tôn trọng chính mình đó thôi.

        Bàn về chuyện này thì cũng kha khá dài dòng vì còn thuộc vào quan điểm nữa O ạ. Tui chỉ cảm nhận và chia sẻ với O vậy thôi chứ cũng không muốn đi sâu thêm.

        Thân mến, chúc O tuần mới vui vui!

        • Ly tui lại mắc chứng không biết cái kêu bằng giống gì. Cứ hễ thấy gái đẹp là tui cưng, tui chìu, thường là chẳng để xơ múi gì đâu, nhưng mắc cái tật dại, cứ gái đẹp là tui xiêu lòng, mấy em muốn gì được nấy, he he!

          Nhưng tuyệt nhiên tui hổng tin tưởng chút nào vào tính hiệu quả trong công việc của mấy cô. Người xin việc mà đẹp quá là tui dạt ra: “Thôi, em dzìa lo kẻ mày uýnh phứn chờ thằng nào đó rước, đi mần chi cho cực!”. Liên hệ công việc, tới các cơ quan mà thấy mấy em nhan sắc là Ly rủ rê dụ khị này nọ, nhưng biểu tui bàn công việc với mấy ẻm thì còn khuya.

          Nói chung là với nữ nhân khuynh thành, Ly trọng thì rất trọng mà khinh lại vẫn khinh, phải làm sao đây làm sao đây? Ui ui, trời đã sinh Ly sao còn sinh gái! 😦

          • Điền Cu Ly Công Tử có thành kiến rồi. Trên đời nhiều cô đẹp lạnh lùng, nhưng cũng giỏi dã man luôn. 🙂 Thí dụ như ở Mỹ có cô tài tử Natalie Portman rất đẹp, nhưng thông minh học giỏi, tốt nghiệp trường Harvard thì phải. Bà Hillary Clinton lúc trẻ cũng khá đẹp. Cô Marissa Meyer, CEO của hãng Yahoo, nhan sắc cũng khá.

          • Cụ Lý xui hay sao ấy chứ, thiếu gì cô vừa đẹp vừa biết mần ăn mà Cụ Lý không có duyên tuyển được đó chớ. Khổ thân cụ, rồi lại phải tiếp tục luyện QHBĐ 🙂

            Bác Réo @, SUV hoàn toàn đồng ý với Bác vụ lạnh lùng và dã man có thể xuất hiện trong cùng một thực thể. Bác nói chi chuyện bên Mỹ cho xa, ở ngay tại VN đây, SUV thấy mình cũng thuộc dạng đẹp dã man và giỏi lạnh lùng luôn đó chớ 🙂

          • tui là phụ nữ nhưng tôi ngưỡng mộ các cô xinh đẹp và trọng các cô ý chí, có trách nhiệm và nghĩa tình.
            Tỉ như nhà văn nào đó nói, ông kính cẩn trước hoa hồng hay đại đóa rực rỡ nhưng rồi lại khẽ nghiêng mình nhặt một nhành hoa quế đơn sơ cài lên ngực áo đó anh Ly

          • Bác Ly coi chị em gái không khác chi mấy cái chậu hoa cảnh nên trách gì mọi người gọi cu Ly công tử.
            Mà xấu đẹp là do mắt người nhìn cả thôi. Giả như cái cô Lucy Liu, ban đầu lyhuyen thấy sao mà xấu thậm tệ, về VN giơ tay ra vơ 10 cô thì phải ít nhất 9 cô xinh hơn thế. Bây giờ chắc nhiễm cái nhìn của bọn Mỹ nên công nhận cô ý đẹp. Mà thật ra lyhuyen thấy phụ nữ tự tin là đẹp à.

            • lyhuyen coi chừng bị mắc lỡm cu Ly Công tử đó! Nói vậy chớ chẳng phải vậy đâu. Phải vậy thì công tử đã chẳng đi luyện bảo điển chi chi đó 🙂

      • Và tui tin rằng xung quanh chuyện đó còn nhiều vấn đề liên quan ví dụ tâm lý, văn hóa, rồi tính cách cá nhân, quan điểm sống, xử sự..tuy nhiên chuyện văn hóa, tâm lý cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển của kinh tế, xã hôi, pháp lý ..
        Khi tui đọc thì tui còm luôn cái ý nghĩ trực diện nhất nảy sinh ra lúc đó, và không đi sâu xa nhiều góc độ, mà chỉ theo hướng đó.
        VÀ tui cũng đã đề cập ở trên, mọi thứ đều là tương đối..và mỗi người đọc đưa ra cảm nhận của mình thì rồi sẽ như mỗi người ghép một mảng để có bức tranh tổng thể.
        Vui nhé O, và cảm ơn O chuyên cần viết những entries thú vị, chân thực để chia sẻ vui vui!

        All the best!

        • O nói đúng đó, cái chuyện 10 = 0 này thì chẳng phải ngày một ngày hai mà giải quyết được vì nó do quá nhiều nguyên nhân sâu xa và lâu đời hình thành nên.
          Gì thì gì, tới đời chị em mình, mọi thứ cũng đỡ hơn nhiều so với thời của Bà và Mẹ mình. Có lẽ vì mình đã biết tôn trọng bản thân nên hằng ngày vẫn đang chứng mình cho mọi người thấy cái đẳng thức 10 = 0 là sai trái cũng như cái đường lưỡi bò ấy O nhỉ.

          • Đấy O, nói đi thì cũng nói lại, tui cho rằng người phụ nữ tự ý thức được về mình quan trọng lắm, ví dụ có người bị chồng đánh tơi bời mà vẫn cắn răng im lặng chỉ vì:” không muốn người ngoài nghĩ xấu về chồng, không muốn li dị vì sợ con không có đầy đủ cha mẹ, không muốn mang tiếng là đanh đá..”..
            Ngay chuyện mình đọc báo hàng ngày thấy báo chí khai thác tối đa chuyện thân xác của cô ca sỹ này, chuyện nghệ sỹ kia không được thông minh”…vv..tui nghĩ đó cũng chính là sự không tôn trọng mà các đương sự vì sự nổi tiếng nên cứ để phóng viên mặc sức khai thác cá nhân của họ…
            Vả lại một số các chị cứ đòi hỏi những thứ vô lý: ví dụ chồng hay người yêu hiền lành, chất phác thì lại chê chồng/NY không lãng mạn, rồi thấy chồng /NYngười ta tặng này tặng kia cho vợ/NY, hay tặng thứ đắt tiền thì lại ngồi chạnh lòng, so sánh rồi đòi hỏi này kia…Nếu muốn chồng/NY làm cho mình như thế thì hãy mạnh dạn chỉ ra cho chồng/NY hay khéo kéo hướng chồng tới những điều đó đi…
            Trời ơi, thi thoảng lên báo đọc những vụ kêu ca bất tận thế mà nghĩ các bà các cô rõ buồn cười, nếu đàn ông không làm cho các bà, các chị vui thì tự mình tạo ra cho mình niềm vui, cứ ngồi chờ sung rụng rồi kêu ca…mà lạ là mình thì không hoàn hảo mà cứ đòi người khác phải hoàn hảo là làm sao?
            Ví dụ quần quật làm việc nhà, chồng sờ vào thì chê ỏng eo rồi sau đó lại kêu khổ, kêu chồng ích kỷ..sao không độ lượng như Tây…
            Tây thì cũng là người, họ có những đòi hỏi riêng chứ có phải phụ nữ cứ ngồi mà ra lệnh đâu O hè?
            Tóm lại sâu xa thì cứ phải chờ khi trình độ nhận thức chung tăng lên, mà cái đó trừ những trường hợp đơn lẻ như O chẳng hạn thì phải là sự phát triển chung của KT-XH-PL…Ví dụ khi có ông chồng sỉ nhục vợ, vợ gọi cho CS là CS lập tức đến và giải quyết nghiêm mình ngay.

  8. Thấy cả nhà nói chuyện “trọng nam khinh nữ” rôm rả quá nên xin nói ké.

    Ở vào cái thời mà khi chữ “Tử” chì có ý nói đến đến con trai thì mẹ của mình sinh cho bố mình liên tục 5 con người con gái, khiến bố mình thất vọng không biết để đâu cho hết. Ráng mãi thì người thứ 6 là con trai. Mừng quá. Ai cũng tưởng sau môt đợt sinh toàn con gái thì mẹ sẽ sinh một đợt toàn con trai. Ai dè đâu đưá thứ 7 lại là một thị mẹt, tức là kẻ đang viết còm này. Bố mình lại thất vọng não nề. Mẹ lại ráng một lần nửa. May quá, được thêm một trai. Thế là coi như mẹ đã xong làm bổn phận, chứ không thì chắc phải đi cưới vợ hai để bố có con trai nối dõi tông đường. Sau đó thì mẹ triệt sản luôn vì nuôi tám con không phải là điều dể dàng, nhất là khi bố chỉ là một công chức nhỏ, lương ba cọc ba đồng.

    Từ tuổi ấu thơ cho đến khi khôn lớn, trong tai mình luôn văng vẳng câu bố thưòng nói: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô,” hay là “một trăm cô con gái không bằng cái d. . . thằng cu.” Chuyện bố mình thất vọng vì có quá nhiều con gái xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ, vậy mà hiện nay trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, tâm lý cần có con trai để . . . nối dõi tông đường vẩn tồn tại mạnh mẽ. Khi nghe tin ai sanh con đầu lòng là trai, người ta thường mửng rỡ nói “đủ vốn rồi.” Bạn của anh mình có con đầu lòng là gái. Nghe kể lại là khi vợ anh ta sanh đưá thứ hai cũng là gái, anh ta bỏ nhà đi tới hai ba ngày mới về. Điều đó cho thấy khi kinh tế phát triển, cha mẹ không cần nương nhờ con mà sẽ . . . vô viện dưỡng lão khi về già, nhưng người ta vẫn muốn có con trai.

    Thấy bác Fair nói chuyện kỳ thị nam nữ đang tới hồi cáo chung thì mừng húm, nhưng xem kỹ ra thì chưa biết chừng nào mới nó mới caó chung. Ngay tại xứ Cờ Hoa mà nữ giới vẩn chưa được binh đẳng về cơ hội như nam giới. Nước Mỹ vẫn chưa có một nữ tổng thống Mặc dù nữ giới đã đạt được thành quả học vấn chuyên môn tương đương như nam giới, bình quân nữ giới chỉ kiếm được khoảng 80 xu trong khi nam giới kiếm 1 đồng. Mặc dù nữ giới cũng đi làm kiếm tiền như nam giới, của cải tài sản của nữ giới ít hơn nam giới, và khi về già, nữ giơi bao giờ cũng nghèo hơn, hu hu. Còn ở những nước Hồi Giáo, hay ở Ấn độ thì khỏi nói. Brunei mới ra luật tử hình cho đàn bà ngoại tình (còn đàn ông thì cứ . . . vô tư) hay có liên hệ tình dục với người không theo Hối giáo.

    Chuyện chồng đánh vợ khi không hài lòng về những việc vợ làm là một biểu hiện của bất bình đẳng nam nữ, bời vì nguời người vợ dù không đồng lý những việc chồng làm cũng thường không . . . đánh chồng. Nhưng trách người đàn bà để cho chồng đánh là chưa hiểu được hoàn cảnh của họ. Chồng đánh vợ cũng xảy ra thường xuyên ở Mỹ, mặc dù có thể ít hơn ở VN. Mặc dù có luật pháp, có nhà trú ẩn (women’s shelter), có cả những tổ chức trợ gíup (mình từng làm thiện nguyên cho những chỗ này), nhưng nhiều người vẫn không bỏ được người chồng vũ phu vì còn biết bao liên hệ con cái và tài chánh.

    Một thực tế là khi ly dị bao giờ người đàn bà cũng thua thiệt vì lợi tức của đàn bà thường ít hơn đàn ông, nhất là khi họ còn gánh nặng nuôi con. Rất nhiều ông bố đã vũ phu mà còn quỵt không trả tiền child support để cho vợ nuôi con sau khi ly dị, đến nỗi người ta phải gọi mấy người đó là “dead beat father,” dán ảnh công bố ở nơi công cộng, và cuối cùng thì toà phải trích thẳng từ tiền lương gời cho vợ. Nhưng khi mấy người này đổi việc làm, vợ chẳng biết chỗ làm mới ở đâu để báo cho toà thì đành . . . xù luôn. Ngoài ra, không có khả năng tìm được chỗ ở ổn định sau khi ly dị hay ly thân là một trong những lý do chính khiến nhiều người chấp nhận ở lại, hy vọng tình trạng sẽ khá hơn, nhất là khi người chồng sau khi tẩn vợ xong thì lại xuýt xoa xin lỗi.

    Ở VN các chương trình chống bạo hành còn rất sơ sài mặc dù nhận tài trợ thưòng xuyên từ LHQ. Điều đáng nói nhất là VN vẫn chưa coi bạo hành gia đình là một tôi hình sư riêng biệt (domestic violence crime), mà chủ yếu dùng biện pháp hoà giải, nhằm mục đích tránh đổ vỡ gia đình. Ban hoà giải gồm đại diện hội phụ nữ và những người có chức sắc trong khu vực. Có khi thành viên ban hoà giải lại là người thân hay bạn . . . nhậu của người chồng. Nếu những người trong ban hoà giải còn nặng thành kiến nam nữ thì người vợ có khi còn bị cho là có lỗi khiến chồng họ trở nên . . . vũ phu. Chỉ khi nào có thương tích nặng nề hay chết người thì người đắnh vợ hay chồng mới bị truy tố hình sự.

    Bác Fair nói đúng là mình rất nhạy cảm trong vấn đề giới. Vấn đề trọng nam khinh nữ được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua thành kiến và các tập quán trong xã hội. Vì nhiếu ngươì làm theo tập quán một cách vô tư, không nghĩ rằng việc mình làm là lập lại hay củng cố thành kiến, nên mình nghĩ là nhắc nhở những người đó từ bỏ các thành kiến là một cách để xoá bỏ tình trạng trọng nam khinh nữ.

    • Cám ơn Chị Ngự Bình. SUV rất cám ơn cái còm từ người có chuyên môn trong lĩnh vực này như chị. Khi đụng vô những vấn đề bất cập xuất phát từ hệ tư tưởng như thế này, thường thì SUV chỉ biết…bức xúc chứ chẳng biết nhìn xem nguyên nhân từ đâu cũng như chẳng có hướng giải quyết khả dĩ (chí ít là trong phạm vi khả năng của mình).

      • To have the women’ s rights movement in US. The women and men fight for its rights for along time since 1848 till now. It is not free. They earned it. The women’s rights movement was rapid after world war 2. Because when men were at front women back home do a lot of men job. Thus the women wanted more right. They won some. But the family value went down. Women were not depend on men any more. Women did not want to stay home. They could find the job with better pay. Men could not face it , feeling lose their face. Divorce rate went up. That is the factor.
        In USA women still be abused (a lot). Most Asian women still have been abused. They don’t know what to do. They frighten. Some lucky get help from county some don’t. Some case very bad. The help still out there. Women sill need more right to carry out their best. They still fight for its. Al we need to do is to support women right.

        .

        • Anh Binh nói đúng quá. Quyền lợi của người phụ nữ Mỹ là do họ tranh đấu mà có, không ai cho họ cả.

          Đúng là khi người phụ nữ trở nên độc lập về kinh tế, họ không còn sợ khi rời bỏ những cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Điều đó có làm tỷ lệ ly dị tăng lên.

      • Bữa nay BBC đăng một tin rất thú vị: một thành viên hội đồng thành phố ToKyo đã phải công khai xin lỗi đồng nghiệp vì có những phát biểu đầy thành kiến về nữ giới.
        http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/06/140623_japan_lawmaker_admits_to_sexist_remark.shtml

        BBC cho hành vi của ông này là kỳ thi, nhưng mình thì cho là do thành kiến của ông ta về nữ giới còn quá sâu đậm. Điều đó cho thấy ở ngay một nước công nghiệp phát triển hàng đầu mà thành kiến về giới tính vẩn còn mạnh.

        Cách đây mấy năm, Provost của Harvard khi phát biểu về lý do tỷ lệ nữ sinh sinh viên học ngành khoa học và kỹ thuật thấp hơn nam sinh viên đã cho rằng đó có thể là do sự khác biệt về cấu tạo não bộ của đàn ông và đàn bà. Bà này sau đó bị xỉ vả quá trời, và hình như phải từ chức.

        Bài báo ở BBC còn cho biết Nhật có tỷ lệ phụ nữ tham gia thị trường lao động thấp nhất trong các nước kỹ nghệ phát triền. Trước đây, VOA (tiếng Việt) còn có bài nói về hiện tượng “retired husband syndrome” ở Nhật, cũng xuất phát từ sự thiếu bình đẳng giới ở nước này. Uyển Vy có thể đọc về hiện tưọng này ở Wiki. http://en.wikipedia.org/wiki/Retired_husband_syndrome. Rất interesting.

        Nam Hàn cũng là một nước kỹ nghệ phát triển nhưng sự kỳ thị giới tính có thể còn hơn ở VN. Phụ nữ Nam Hàn thuộc giới trung lưu trở lên thương không đi làm, dù có bằng đại học. Họ cho rằng học để mở mang kiến thức chứ không phải để kiếm ăn, và được chồng bao bọc là một vinh dự. Chỉ những người đàn bà nghèo khổ mới phải đi làm. Quan điềm này giống như ở Mỹ cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng hiện nay nhiều Mỹ người gốc Nam Hàn cũng vần còn theo quan niệm này.

          • Dạ, để Vy chạy vào xem sao chứ Vy không có đặt chế độ kiểm duyệt chị ạ.
            Em vừa chạy vào xem. Tại cái còm đó có hai đường link nên bị chặn. Em đang chấp nhận nó mà không hiểu sao wordpress vẫn chưa chịu nhả ra. Khó chịu gớm!

    • Chị Ngự Bình có là thành viên của NOW không, mà bàn chuyện “bình đẳng nam nữ” hay quá?

      Chắc nước Mỹ phải đợi thêm hai năm nữa, có thể sẽ có tổng thống nữ đầu tiên.

      Còn chuyện bạo hành trong gia đình, tuy hiếm hoi, nhưng cũng có những trường hợp đàn ông là nạn nhân. Khổ một cái, khi các ông bị các bà vợ giở đòn vũ phụ, thì không biết kêu ai cả. Cớ bót thì nhiều khi các ông cò cũng không tin. Các bà còn có women’s shelter để trốn tránh. Đàn ông mà bị vợ đập, biết đi đâu bao giờ? Sở cảnh sát Los Angeles ở Mỹ, đã có lần phải tiếp một ông mặt mày tơi tả, và một cái nĩa ăn cơm (fork) đang cắm trên lưng! Thật là thê thảm cho phận nam nhi trao lầm thân cho nữ tướng cướp.

      • Không những tui là thành viên của NOW mà còn là thành viên suốt đời (life-time membership) lun.

        Về vụ làm tổng thống thì ai có khả năng thì tui bầu, bất kể đàn ông hay đàn bà, gay hay straight, da trắng, da vàng hay da đen. Nhưng tui phản đối câu: “Is the US ready for a woman president?” vì những người hỏi câu ấy rõ ràng có thành kiến, còn nghi ngờ khả năng làm lãnh đạo của đàn bà.

        Đàn ông cũng bị bạo hành, nhưng số thống kê cho thấy đàn ông chỉ chiếm 5%-10% tổng số nạn nhân. Có người cho rằng tỷ lệ nạn nhân là đàn ông thấp vì đàn ông bị bạo hành thường mắc cở nên không khai báo. Nhìn vào báo cáo của cảnh sát cũng khó biết ai là nạn nhân và ai là thủ phạm của bạo hành trong gia đình. Theo luật ở nhiều tiểu bang bên Mỹ, trong đó có California, cảnh sát bắt buộc phải bắt nguời được coi là đã tấn công và gây thương tích cho người kia. Có trường hợp nạn nhân đánh trả lại gây thương tích nặng hơn cho người gây chiến ban đầu nên bị bắt. Tui đã từng phỏng vấn một số các bà các cô người Việt ở Orange County bị bắt trong trường hợp này. Có khi trong lúc xô đầy, các bà các cô có móng tay nhọn vô ý chọc vô người kia làm xướt da người ta nên bị bắt.

        Hồi tui làm thiện nguyện cho bộ phận chống bạo hành của sở cảnh sát, cứ khoảng 6 tuần lể thì tui “trực chiến” hai ngày cuối tuần, chờ khi nào có bạo hành xảy ra, cảnh sát bắt “thủ phạm” đi thì tui cùng với một teammate đến nhà “nạn nhân” để hỏi han và tìm cách giúp đõ. Có lần “nạn nhân” là một ông đực rưạ. Sau khi chào hỏi xong, ông ta không có nhiều thì giờ để nói chuyện với tụi tui vì mắc bận nói chuyện qua phone với “thủ phạm” đang ở trong bót cảnh sát. Qua cách nói chuyện, tuị tui biết là người ở trong bót CS yêu cầu ông ta đến đóng tiền thế chân để ra về, trong khi ông này không tiếc lời nguyền rủa “thủ phạm.” Khi chúng tôi hỏi chuyện chi đã xảy ra khiến ông ta bị tấn công thì mới vỡ lẽ là trước đây ông ta từng bị bắt vì đánh bà vợ. Lần này, ông ta tìm trả thù bằng cách khiều khích để bà ấy tấn công rồi gọi cảnh sát. Trong lúc nói chuyện với tụi tui, ông ta vẩn còn có vẻ rất hùng hổ. Điều đó rất khác với các nạn nhân phụ nữ mà tụi tui thường gặp. Họ có vẻ rất hoảng hốt, mất tinh thần và rụt rè. Có người nói rằng không cần giúp đõ vì không có vần đề gì quan trọng. có khi họ tỏ hẳn ý không muốn nói chuyện với tụi tui và nói đó là chuyện riêng của gia đình họ.

        Nói như thế tui không có ý cho rằng đàn bà không biết dùng baọ lực. Thực tế là có nhiều bà . . . giết chồng, tuy rằng con số các bà giết chồng hay tình nhân không nhiều bằng con số đàn ông giết vợ. Một sự khác biệt nữa là những bà giết chồng thường từng bị hành hạ một thời gian dài, còn các ông giết vợ thường là do ghen tuông. Đối với nhiều người đàn bà, thời khắc nguy hiểm nhất cho sinh mạng của họ là khi họ tìm cách rời bỏ ông chồng vủ phu.

        • SUV thích đọc những còm của chị NB về các lãnh vực thuộc chuyên môn của chị vì lập luận của chị chặt chẽ và chứng cứ rõ ràng cộng thêm nhiệt huyết của chị đặt vào điều chị muốn nói, muốn bảo vệ đã làm cho lời nói của chị thuyết phục hơn.

          SUV chưa chứng kiến cảnh phụ nữ bạo hành đàn ông về mặt thể xác nhưng vẫn nghĩ khả năng này là có dù không cao vì rõ ràng là thể lực phụ nữ không thể nào bằng đàn ông được thì bạo hành cái nỗi gì. Riêng khoản bạo hành tinh thần thì hai phái có thể xem như ngang nhau trong vụ này 🙂

    • “Mặc dù nữ giới cũng đi làm kiếm tiền như nam giới, của cải tài sản của nữ giới ít hơn nam giới, và khi về già, nữ giơi bao giờ cũng nghèo hơn, hu hu.”

      Các bà chưng diện, mua sắm nhiều hơn, ăn hàng nhiều hơn, thì ít tiền hơn là phải rồi! 🙂

      • Tam đổ tường (chưng diện, mua sắm, ăn hàng) của mấy bà thì làm sao địch nổi với tứ đổ tường (trai gái, rượu chè, hút xách, cờ bạc) của quý ông hở Bác Réo 🙂

          • Chưa làm thống kê, nhưng SUV thấy mình hổng dính món nào hết. Này nhé: có diện vào cũng khá lên, nên chẳng thèm diện; mua sắm thì chỉ thích sắm vàng thôi, nên lâu lắm mới mua được một chỉ vàng, còn ăn hàng thì chỉ thỏa chí được khi nào đi công tác thôi. Vậy là SUV không có tội 🙂

            • Thích nhất tính thích sắm vàng của SUV. 🙂 Và cũng nhờ “đổ tường” ăn hàng, nên bà con mới được đọc một bài viết rất hay về quà Hà Nội.

            • Ông bà mình có nói “năng nhặt chặt bị”. Chắc túi vàng của cô chủ nhà cũng nặng lắm ha? SUV đã phải may mấy cái túi ba gang? 🙂

            • Bị chặt rồi mà không biết phải để đâu đây Bác Réo. Để NH Việt nam thấy lo quá. Đang kiếm chỗ học thợ hồ để chôn vàng, khi nào cần, cầm búa gõ gõ, lấy vàng dưới cục gạch đem bán mua bún ngan ăn 🙂

  9. Cần một cách nhìn nhận và tiếp cận mới, cập nhựt về chuyện nam nữ bình quyền hơn là cứ tiếp tục theo những kiểu nhìn và cách tranh đấu cũ và nhàm chán, vốn đem lại thành công thoạt kỳ thủy nhưng chẳng mấy khá hơn về sau này.

    Theo quan sát riêng mình, tui nghĩ ở các nước phát triển và đang phát triển, chuyện nam nữ bình quyền nay nên chú trọng khía cạnh “mạnh được yếu thua” hoặc “bully”, theo đó nam hay nữ một khi có quyền cao, có tiền của nhiều là kẻ có sức mạnh đàn áp và “khinh” kẻ khác, đòi hỏi kẻ khác phải sống theo “luật” và “lệ” của mình.

    Tham khảo thêm vấn đề ngoại lề nhưng cùng mục quyền làm người:
    http://www.cnn.com/2014/06/21/living/movement-dull/index.html

    qx

    • Đúng là có nhiều người cho tranh đấu là nhàm chán, nhất là khi họ cảm thấy sự tranh đấu cho nữ quyền khiến họ bị mất bớt quyền lợi mà họ vẫn được hưởng do giới tính của họ. Nhưng họ có thích hay không là quyến của họ, còn nữ giới vẩn tiếp tục đấu tranh để được đối xử bình đẳng. Nữ quyền và chống bạo hành gia đình vẫn là mục tiêu dài hạn trong việc tranh đấu cho nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác.

        • Hẳn nhiên là mỗi cá nhân trước tiên phải tự cưú mình, nhưng cá nhân chỉ biết đấu tranh khi họ ý thức được đó là điều phải làm. Cá nhân, cả nam và nữ, sống trong xã hội với các tập quán từ lâu đời nên việc họ hành động theo các tập quán xã hội là điều dễ hiểu. Bời vì câu:”dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về” nên nhiều người đàn ông cho cho rằng họ có quyền “dạy vợ” kể cả bằng roi vọt. Ở Nam Hàn còn có câu nói dân gian là đàn ông mà không biết dạy vợ thì chẳng khác gì con cá thối. Nhiều người đánh vợ vì sợ bị người ngoài chê cười là “đồ sợ vợ.”

          Đối với phụ nữ VN, tam tòng và tứ đức đã được đưa lên hàng đầu một thời gian dài, trong khi ở Mỹ và Â chau “motherhood” và “good housewife” được coi là lý tưởng của nữ giới. Do đó, nhiều người khi bị chồng đánh tự cho là do mình có lỗi, như cãi lại chồng, không làm chồng vừa ý, nấu ăn không vừa miệng chồng, nuôi con không khéo, v.v.

          Hối mình còn đi làm thiện nguyện với sở cảnh sát có gạp trường hợp nạn nhân là một cô sinh viên học chương trình MBA đến từ TQ. Cô này sống chung với một người TQ là giáo sư ở trường đại học nơi cô đang theo học, nhưng ở ngành chuyên môn khác. Hai người có một con trai được gởi về TQ cho mẹ ông ta nuôi để cô này có thời gian hoàn tất việc học rồi sẽ làm đám cưới. Một hôm trong khi cãi nhau, cô này quá tức giận cầm cái ly thủy tinh ném xuống đất vỡ tan, còn ông ta dùng chân đá cô này trúng vào mạng sườn. Sau đó do cô thấy đau đớn sao đó nên ông ta chở cô đến bệnh viện cấp cứu. Trong khi làm thủ tục giấy tờ, nhân viên hỏi về bệnh tình thì cô vô tình kể là cô bị ông kia đá. Biết đó là trường hợp baọ hành trong gia đình, nhân viên bệnh viện gọi cãnh sát để báo cáo. Khi cảnh sát đến bệnh viện bắt “người yêu” thì cô này rất giận dữ và lo sợ cho “người yêu.” Cô cho biết chuyện vợ chồng cãi nhau và chồng đánh vợ là việc rất thường ở xã hội Trung Quốc. Cô đã từng bị “người yêu” đánh nhiều lần, nhưng cô cho đó là việc riêng của hai nguời, tại sao cảnh sát lại bắt “ngườ yêu” của cô ta đi.

          Kinh tế thay đổi nhanh, nhưng nhiều tập quán xã hội liên quan đến bất bình đẳng giới thay đổi chậm hơn vì có cả một hệ thống chính trị và văn hoá (trong đó có cả tôn giáo) muốn trì kéo các tập quán cũ. Những người muốn thay đổi và làm khác với tập quán xã hội đều phải trả giá rất đắt. Do đó, muốn đổi tập quán và nhận thức của cá nhân thì cần phải có sự hỗ trợ của xã hội, thông qua các chương trình giáo dục quần chúng (public education) và tuyên truyền từ các cơ quan của chính phủ cũng như các tổ chức dân sự .

          Ở Mỹ (và các nước Âu châu), phong trào chống bạo hành được các học giả vá các nhà hoật động phái nữ quyển phát động từ những năm 1970s, nhưng phải 15 năm sau, chính quyền liên bang Mỹ mới chính thức lên tiếng hỗ trợ, và sau đó các tiểu bang mới lục tục ra các luật về phòng chống bạo hành trong gia đình. “Raising awareness” là phương thức nhằm thay đổi ý thức của cá nhân về quyền an toàn thân thể của nữ giới được phát động rầm rộ từ cuối thập kỷ 1980s ỡ Mỹ, nhưng thường các cơ sở giáo dục chứ chưa tiếp cận được quảng đại quần chúng, nhất là các vùng thôn quê. Thi thoảng thì truyền thông mới có các chương trình về chống bạo hành trong gia đình (cỡ một năm một lần vào tháng 10), trong khi hàng ngày vẫn phổ biến các thông điệp về nhan sắc và sự khiêu gợi nhục dục như những giá trị của nữ giới.

          Đôi khi mình ước ao, giá như phong trào chống bạo hành gia đình đưọc quảng bá chỉ bằng 1/10 các chương trình chống hút thuốc lá những năm trước đây. Sự khác biệt là các tổ chức tư nhân, trong đó có các hãng bảo hiểm sức khoẻ, sẵn sàng bỏ tiền cho những quãng cáo chống hút thuốc, nhưng ít có các tổ chức tư nhân và ngay cả chính quyền muốn bỏ tiền để làm quảng cáo chống bạo hành trong gia đình, trong khi các tổ chức dân sự bảo vệ nữ quyền lại không có nhiều tiền để làm việc đó.

          Các chương trình hỗ trợ nạn nhân của bạo hành cũng là một cách để thay đổi nhận thức của quần chúng. Hiện nay ở Mỹ, hỗ trợ phần nhiều nhắm vào việc giúp nạn nhân rời bỏ người chống vũ phu bằng pháp lý (ly dị hay ly thân), nhưng chưa có nhiều chương trình giúp cho nạn nhân được độc lập về kinh tế và nhà ở. Việc nhắm vào ly dị hay ly thân để giải quyết nạn bạo hành trong gia đình là một vấn đề còn đang tranh cãi với nhiều ý kiến khác biệt.

          Vấn đề làm mình phẫn nộ nhất là nhiều nạn nhận bạo hành khi muốn đến nhà tạm trú để tránh cảnh bạo hành vẫn chưa thể làm điều ấy một cách công khai vì điạ điểm các nhà tạm trú phải giữ bí mật. Những người đang ở nhà tạm trú không đuợc liên lạc với người bên ngoài sợ làm lộ điạ chỉ khiến những người chồng vũ phu có thể tìm đến để tấn công nạn nhân hay nhân viên nhà tâm trú. Cảnh sát địa phương nói rằng họ không có đủ nhân lực để canh gác các nhà trạm trú, trong khi các nhà tạm trú do các tổ chức dân sự dựng lên lại không có đủ tiền để thuê an ninh tư nhân. Cách đây mấy năm, có xảy ra truờng hợp một bà ở bên Anh vô tình làm lộ điạ chỉ khiến ông chồng vũ phu của bà ta mang súng đến tấn công nhà tạm trú, giết chết người vợ và làm bị thương mấy nhân viên. Tình trạng đó cho thấy quyền được an toàn về thân thể của nữ giới ngay ở nước Mỹ cũng vẩn chưa được bảo vệ đúng mức.

          • SUV rất thích đọc những còm chuyên sâu thế này của chị. Có điều đọc xong còm này sao thấy bế tắc quá chị! Không ở trong cuộc sống gia đình nhưng chắc chắn nếu bị “uýnh” thì với SUV, khó có chuyện nhìn mặt nhau lắm chị ạ. Nói gì thì nói thể lực phụ nữ không thể nào bằng đàn ông, nếu gặp những người quyết chí truy cùng đuổi tận, mà luật pháp không bảo vệ thì chẳng còn biết phải làm sao!

            Ở VN, ngay tờ báo Phụ nữ cũng vẫn có những bài theo luận điệu chị ấy bị chồng ruồng rẫy, đánh đập, bỏ rơi vì chị ấy sống chưa đúng với cương vị, vai trò là người phụ nữ trong gia đình!

            • Có một điều hết sức quan trọng đáng lý phải nói từ đầu, nhưng cứ viết lan man nên quên: không phải tất cả đàn ông đều vũ phu với đàn bà, mà chỉ có một số (ít hay nhiều tùy nơi tùy chỗ) vũ phu thôi. Vây Uyển Vi cứ an tâm, không có gì phải cảm thấy . . . bế tắc.

              Thông thường những người đàn ông vũ phu là những người còn theo nguyên tắc xưa, coi đàn bà là thấp kém và muốn khống chế (control). Vũ lực là một trong những phương tiện để thực hiện việc khống chế đó. Nhưng vũ lực không phải là phương tiện duy nhất để khống chế người khác. Phương tiện kinh tế và áp lực tâm lý hay tình cảm cũng những phương tiện để khống chế.

              Mình tin rằng Vy đủ khả năng để biết được một người có tôn trọng bình đẳng giới hay không. Đối với mình thì nịnh đầm (galant) chưa chắc đã là một dấu hiệu của bình đẳng giới. Ghen lại càng không phải vì ghen là biểu hiện của sự chiếm hữu, coi người yêu là “của riêng” mà không tôn trọng họ như những con người bình đằng.

          • Hình thức bạo hành tàn bạo nhất đối với phụ nữ ở Mỹ là những vụ giết người -tự sát (murder – suicide). Người đàn ông, do ghen tuông hay xung khắc, dùng súng bắn vợ hay người yêu chết, rồi tự sát luôn. Có những ông bắn chết luôn cả con. Những năm gần đây, có vẻ như các vụ murder-suicide càng lúc càng nhiều. Trong cộng đồng người Việt cũng không hiếm. Thongreo cũng biết đến 2 vụ trong hai năm qua là người quen biết.

            Còn bạo hành từ các bà thì sao? Có lẽ hình thức tàn bạo nhất là phục kích rồi làm tiểu phẫu biến ông chồng thành hoạn quan, thường là do ghen tuông. Ngày xưa thì có cô Loretta Bobbit xinh đẹp. Gần đây nhất có bà Catherine Kiều (người Việt). Cô Loretta Bobbit còn nhân đạo ở chỗ sau khi bình tâm đã báo chỗ cô đã quăng cơ quan của đức ông chồng cho cảnh sát thu hồi. Ít ra ông Bobbit cũng được giải phẫu nối lại. Còn các bà gốc Việt dường như triệt để hơn. Có bà bỏ vào toilet rồi giựt nước. Bà Kiều thì bỏ vào máy xay rác, xay cho chắc ăn. Đức ông chồng chỉ còn ôm hận Trương Chi đến kiếp sau.

            Không biết chị Ngự Bình có nghiên cứu hay thông tin gì về các hình thức bạo hành này không? Không rõ tỷ lệ các vụ này trong cộng đồng người Việt ở Mỹ so với toàn thể dân số cao thấp thế nào?

            • Tôi không nghiên cứu về bạo hành gia đình qua giết người, nhưng theo những nghiên cứu của người khác thì phụ nữ bị giết hại bởi những người quen biết (non-stranger homicides) nhiều hơn là bởi những người lạ (stranger-homicides). Đây cũng là khuynh hướng nói chung về homicides thường xảy ra khi nạn nhân và kẻ phạm tội thường có quen biết nhau từ trước. Khi nạn nhân là người lớn thuộc phái nữ (adult females), thủ phạm thường là chồng hay nhân tình (intimate-partners). Đàn bà thường bị giết bởi chồng hay tình nhân nhiều hơn là đàn ông bị giêt bởi vợ hay tình nhân. Điều này cũng đúng với tấn công tình dục (sexual assaults).

              Nhiều bà khi ghen cũng xử dụng bạo lực rất kinh khủng. Ngày xưa có chuyện cô Quờn đốt chồng vì ghen. Trước đây có một bà ỏ Houston còn lái xe cố ý cán cho ông chồng chết vì ghen (hình như ông chồng hay chính bà ấy là nha sĩ). Bà ấy rình khi ông chồng băng qua đường cạnh chỗ parking, lái xe đâm vào ông chồng rồi cán lên người ông ta. Chắc sợ ông ấy chưa chết, bà ta lùi xe lại cán thêm một lần nửa cho . . . chắc ăn. Ông chồng chết thì bà đó vô tù. Rõ là ghen quá mất cả lý trí. Mà đàn ông (hay đàn bà) có đáng để mình phải vào tù như thế không nhỉ?

    • Đúng vậy bác qx ạ, đàn ông trong xã hội thời nay có khi cũng là kẻ yếu, cũng bị ăn hiếp (bullied), có khi còn bị lợi dụng tình dục (sexually harrassed) nữa. Nhưng tính trên tổng thể, thì phụ nữ vẫn còn chịu thiệt thòi hơn.

    • @ SUV
      Đọc reply của SUV gợi nhớ lại quyền tự do cá nhân ở miền Nam mình 40 năm trước đây. Dù mới phôi thai trong một thời gian quá ngắn ngủi (chỉ có 9 năm đệ nhứt và 11 năm đệ nhị CH, trong bối cảnh xã hội ngổn ngang giao ba bốn thời), nhưng tinh thần tự do chọn lựa cuộc sống đã được tôn trọng và bám rễ. Nhìn những bức ảnh xưa của miền Nam (đô thị) sẽ thấy phụ nữ miền Nam thật tân kỳ và có lẽ, nói khôn ngoa, họ đã có cách đấu tranh để ngày càng được bình quyền với nam giới một cách hiệu quả.

      @ Ngự Bình
      – Trước tiên là cảm ơn học giả Ngự Bình đã không mệt mỏi đấu tranh cho nữ quyền. Một nửa số người trong đại gia đình tui là phụ nữ, đặc biệt là một vị MANG NẶNG và ĐẺ ĐAU ra tui.

      Chuyện khác:
      – Tui nghĩ đã đến lúc cách tân (cái cách, reform) các quan niệm và cách thực hiện các quan niệm đấu tranh cho nữ quyền vì nó đã lỗi thời so với những gì đang xảy ra, và cũng vì các tổ chức đấu tranh đã trở nên bảo thủ, sơ cứng, quan liêu, cồng kềnh, lạc mục đích trọng tâm, dần dần trở thành quá khích, và nghiêng về thiên tả, bị hết Nazism rồi Communism lợi dụng và lạm dụng thậm tệ.

      – Tôi có một ước mơ là Học giả và các vị đồng chí hướng hãy tranh đấu nhưng đừng nâng quan điểm sự không bình quyền của nam và nữ. Vấn đề không bình quyền là vấn đề muôn thuở như vấn đề giàu nghèo vậy; chỉ có thể làm giảm sự cách biệt đến mức có thể, không thể làm cho nó biến mất được. Nếu nâng quan điểm sự bất bình đẳng giữa nam và nữ thì rốt cuộc, loài người sẽ lại va vào một tình trạng quá khích mới hệt như sự nâng quan điểm giàu nghèo thành giai cấp, để rồi hàng trăm năm sau, có người lại nâng tiếp từ giai cấp lên sự đấu tranh một mất một còn của các giai cấp; rồi thì sau đó được nâng quan điểm lên một “tầm cao mới” là phải tiêu diệt, phải “đào tận gốc, tróc tận ngọn” để mọi người được bình đẳng như nhau!

      Kinh hoàng, phải không?

      Tóm lại, vào dòng chia sẻ và cám ơn. Mong Học giả bình an và mạnh giỏi.

      @ Thông Reo
      Vì thời cuộc do đề tài này đưa tới mà phải đặt Lão (nam giới) ở chót mục reply so với hai vị nữ lưu kia, hehe…

      Tui nhớ lại một lần xa xưa hay mua ăn xôi sáng ở một hẻm nhỏ ở Đa Kao – Tân Định quê mình. Ăn xong thì đọc tờ giấy gói xôi; nhớ mãi một chuyện.

      Chuyện là hồi hồng hoang, phụ nữ là chúa tể. Phụ nữ là tộc trưởng lại vừa đẻ vừa la làng quát tháo bọn đàn ông đi săn bắn và cho con bú. Tức là phụ nữ làm chủ mọi sự, còn đàn ông thì có nhiệm vụ săn bắn, hái lượm và có bộ ngực căng tròn, mọng sữa để nuôi con.

      Cuộc sống như thế kéo dài hàng triệu năm và đàn ông ngoan ơi là ngoan nên không có điều gì đáng tiếc xảy ra hehe… cho tới một thời kỳ khí hậu biến đổi. Thời kỳ này, sau khi bọn đàn ông cho con cái họ bú sữa thì các cháu bị tả, tiêu chảy rồi la khóc inh tai. Tiếng kêu khóc om xòm và kéo dài hết năm này qua năm khác đến nỗi nó vang tận Thiên đình. Ngọc Hoàng Thượng Đế bực mình vén mây nhìn xuống thì thấy bọn người trần phờ phạc, dã dượi nằm bò bãi hoãi khắp nơi. Ngài hỏi ra thì bọn dưới đẳng lời rằng hễ cho bú thì con nít khóc rân. Ngài lấy làm lạ lắm.

      Lại nói dưới trần, theo giới khảo cổ và thiên văn thì hồi đó trái đất ở vào chu kỳ hạn hán, nóng ran. Mấy ông đàn ông phải dang nắng săn bắn và hái lượm cả ngày, sữa ươn hết. Một bá cáo cấp tốc được dúi cho mấy Ông Táo về Giời dịp cuối năm đó, ghi rõ sự tình. Ngọc Hoàng Thượng Đế nghe sớ Táo, suy nghĩ lung lắm, rồi khoát tay bài triều, ra chiều Ngài đã có cách trị an.

      Lại nói chuyện dưới trần, bữa sáng hôm sau, bọn đàn ông thức dậy thì đi đứng chao đảo, nghiêng ngã, mất căng bằng cả. Bọn họ bất chợt đưa tay sờ lên chỗ ngực thì thấy nó bằng phẳng, lép xẹp, không còn bộ ngực đồ sộ đựng sữa nuôi con nữa.

      Từ đó, bọn họ hay nhìn vào đôi gò bồng đảo ở phụ nữ với một ánh mắt vừa trìu mến, vừa háo hức, vừa thèm thuồng, vừa ngây dại phảng phất chút luyến tiếc từ trong xưa xa vào trong xưa sau.

      Vậy đó, …

      qx

      • Đọc phần Bác qx re còm Bác réo mà tức cười quá đi 🙂 Bác có muốn được trở lại ngày xưa không? Nếu muốn, khả năng Bác sẽ được toại nguyện vì nghe đồn khí hậu bây giờ cũng đang bị biến đổi đó, hi hi.

        • Ngàn lần không dám … 🙂 Xin can bác qx nếu bác ấy có ý muốn đó. Phụ nữ đeo cái đó thì đẹp, chứ các ông mà thêm đồi thêm núi thì trông ugly lắm. 🙂

  10. Chuyện trọng nam khinh nữ bao đời nay rồi chị à, kể cả bên Tây em cũng thấy lấp ló tư tưởng đó, chỉ là không nặng như bên Đông này thôi. Chắc là xuất phát từ bản tính hám lợi của con người vậy(!)
    Em cũng “hám lợi” nên xin thổ lộ ý riêng này: con gái có hiếu hơn con trai. Ai ko tin hay cải lại thì mặc họ, em tin mãi thế.
    Em đã từng thấy người mẹ đeo sợi dây chuyền xấu quắc nhưng lại vô cùng hãnh diện vì do con gái minh tết cho. Bóp của em cũng có một tờ tiền 5000 được vẽ bằng viết chì của bé Nhã nè, ko nhớ bé cho em hồi nào nhưng em sẽ giữ nó đến khi nào ko còn đủ sức xài bóp nữa.

      • Hô hố… chị này!!
        Bé Châu Bác Nhã đã cho thằng Châu Đức Trí này 10/10 rồi, ko còn chổ để thêm điểm nữa chị ơi…
        Làm gì có hệ nào chấm 11đ? Chị chọc em quài…..!:))

        • Chị không sai đâu, thang điểm như vầy nè:
          1. Con một bề: 9 điểm
          2. Trai đầu lòng, gái út: 10 điểm
          3. Gái đầu lòng, trai út: 11 điểm
          Lý do 11 điểm: cả cha mẹ và cậu em sẽ được nhờ cô chị Hai này. Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.

          • Re-post previous comment (garbled up). Nhờ SUV delete cái comment trước nhé. Cám ơn cô chủ.

            Trích lời cô chủ: “Lý do 11 điểm: cả cha mẹ và cậu em sẽ được nhờ cô chị Hai này. Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng.

            Lại thành kiến, kỳ thị ngược rồi cô chủ ơi! Lý do 11 điểm của cô đậm màu trọng nữ khinh nam. Căn cứ vào đâu mà cô cho rằng con gái đầu sẽ giúp cha mẹ và gia đình nhiều hơn con trai đầu thế?

            Ở đời, khi bị kỳ thị thì dĩ nhiên người ta sẽ kêu ca, nhưng khi có dịp có khi lại kỳ thị người khác. Nói thêm chuyện này cho vui, ngày xưa ở Mỹ người da đen bị kỳ thị nặng nề. Một số tìm cách thoát ra bằng cách di dân ngược về Phi châu lập nghiệp, và thành lập quốc gia Liberia. Buồn cười là những người này, do có kiến thức, tiền của mang về từ Mỹ, trở nên giới quý tộc mới và bắt những người Phi châu bản xứ làm nô lệ cho mình! 🙂

            Bởi vậy, SUV đừng vì tức chuyện 10 = 0 mà xoay sang ủng hộ 0 = 10 nhé! 🙂

            • Cái này là Ông bà ta nói nhá Bác Thông, không phải SUV nói đâu. Mà Ông bà nói thì cấm có sai. Ở nhà SUV có chị Hai, thiệt tình là chị lo cho em uống chu đáo lắm nên SUV càng thấy Ông bà nói đúng 🙂

  11. thích đọc bài của tác giả lại cung thích đọc còm của đọc giả luôn, sao mà mọi người ý tưởng phong phú quá 0 biết, bài nào mình cũng học hỏi được cái gì đó từ tất cả. Bên Mỹ tuy lady first đó nhưng nói tới lương lậu thì vẫn có chút gì đó trọng nam khinh nữ, 2 phái cùng làm 1 job mà lương của nam vẫn cao hơn lương của nữ đó.

  12. Tự nhiên ngày hôm qua một bạn nhờ chị dịch bài hát này sang tiếng Việt. Đúng là các ông bố tây thường rất thương con gái. Chị copy vào đây nha SUV.

    Đây là bài hát mà nghệ sĩ Iosiph Kobzon đặt riêng để hát trong đám cưới của chính con gái ông như lời tự sự của ông ở đầu clip.

    Con gái bé bỏng.

    Vậy là bé con đã rời bước xa rồi,
    Đi về bên ấy với người thôi.
    Dẫu biết giờ đây con đã lớn.
    Và chàng trai ấy cũng yêu con.

    Những món đồ chơi thuở ấu thơ,
    Ba tặng cho con vẫn đợi chờ,
    Như tiếng lòng Ba đang muốn nói,
    Bỗng nghẹn ngào như đàn đứt dây tơ.

    Điệp khúc:

    Ba yêu con lắm con biết không?
    Sợ con cô độc phía bên chồng.
    Ngàn lạy ơn trên xin phù hộ,
    Con gái vắng Ba vẫn yên lòng.

    Hãy hạnh phúc nhé, con gái yêu!
    Ba mong con luôn được yêu chiều.
    Xin cạn li này cho con gái,
    Hạnh phúc trọn đời với người yêu..

    II

    Ba trở về nhà khi đã muộn.
    Con yêu đã ngủ giấc ngọt ngào.
    Dường bao mỏi mệt đều tan biến,
    Khi Ba ngồi ngắm dáng con yêu.

    Từ chiếc đầm xinh con lớn lên.
    Mỗi khi con cáu cãi linh tinh.
    Lòng Ba tan như băng xuân ấy,
    Khi con nũng nịu nụ môi xinh.

    Đk.

    III

    Tất cả trên đời đều thế đó.
    Chẳng khác gì đâu với tháng năm.
    Lũ trẻ lớn khôn rồi xa ngái
    Như mình từng đã biệt gia đình.

    Lạy trời cho chúng đừng đau khổ!
    Sống trọn ước mơ với tâm thành.
    Đừng dỗi hờn nhau, đừng cãi cọ.
    Gìn giữ yêu thương, tấm chân tình!

Gửi phản hồi cho Saigonese-SUV Hủy trả lời